Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Vì sao sản phẩm được cấp chứng nhận của FDA là đảm bảo an toàn?
Khi lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, chúng ta thường được nghe nhắc đến chứng nhận FDA. Vậy FDA là gì, vì sao sản phẩm được cấp chứng nhận của FDA là đảm bảo an toàn? Cùng tìm hiểu về điều này qua các thông tin trong bài viết sau đây của chúng tôi.
FDA – Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
FDA là viết tắt của cụm từ U.S. Food and Drug Administration, chính là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì thuộc Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kì. Cơ quan này được thành lập vào ngày 30 tháng 6 năm 1906, trụ sơ hiện nay được đặt tại White Oak, Maryland.
FDA lấy đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm, còn được gọi là "Đạo luật Wiley" làm cơ sở, chịu trách nhiệm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát hoạt động an toàn thực phẩm, dược phẩm. Mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ được một mặt hàng, không gộp chung nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau.
FDA chính là Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ
Tất cả thức ăn, thức ăn bổ sung, thiết bị y tế và thuốc (OTC, Rx, và Homeopathic) bắt buộc phải đăng ký với FDA và phải được FDA chứng thực thì mới được lưu hành, đối với mặt hàng mỹ phẩm thì điều này là hoàn toàn tự nguyện, các doanh nghiệp sản xuất có thể xin chứng nhận FDA để tăng thêm uy tín cho sản phẩm của mình.
Tất cả các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu hành trên lãnh thổ Mỹ đều phải được cấp chứng nhận của FDA và những sản phẩm này cũng sẽ được cấp phép xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Với lịch sử hơn 1 thế kỉ cùng với uy tín và năng lực của FDA, khách hàng có thể yên tâm 100% khi lựa chọn và sử dụng những sản phẩm được FDA chứng thực.
Quy trình cấp giấy chứng nhận của FDA
Sản phẩm nào được cấp chứng nhận FDA?
Mỗi năm FDA quy định hơn 1 nghìn tỷ giá trị sản phẩm, chiếm một phần tư của tất cả các chi tiêu tiêu dùng tại Hoa Kỳ, bao gồm các các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm theo toa và không theo toa, vắc xin, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát, và các sản phẩm thú y.
Đây là những nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống của con người và tác động lớn đến sức khỏe, tính mạng của mỗi người. Do đó, tại Mỹ, tất cả những sản phẩm này đều phải thông qua một quá trình kiểm định gắt gao trước khi lưu hành trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
Quy trình cấp giấy chứng nhận của FDA
Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ, chi tiết tất cả các thông tin dưới đây, FDA sẽ lấy đó làm căn cứ cùng với quá trình kiểm định của mình để xác định, liệu sản phẩm đó có thực sự tốt, đảm bảo an toàn và cần thiết với người tiêu dùng hay không, từ đó tiến hành xác thực và cấp chứng nhận cho sản phẩm.
FDA sẽ tiến hành nghiên cứu và kiểm định kĩ lưỡng trước khi chứng thực cho một sản phẩm
Nhận biết sản phẩm: Cơ sở sản xuất cần xác định rõ các thông tin về mô tả sản phẩm, đối tượng khách hàng, mục đích và dự định sử dụng hợp lý, các thành phần của sản phẩm, phương pháp, quy trình sản xuất, tem, nhãn, bao bì của sản phẩm, đóng gói, lưu trữ và phân phối, vận chuyển, thời hạn sử dụng của sản phẩm, cung cấp đầy đủ và chi tiết các thông tin này đến FDA.
Xác định vòng đời của sản phẩm: Doanh nghiệp xác định vòng đời của sản phẩm đang xin cấp chứng nhận FDA ngay từ khi bắt đầu quy trình sản xuất cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Bắt đầu từ công thức của các thành phần cấu tạo nên sản phẩm, nguyên liệu sản xuất và kết thúc tại khi vận chuyển hoặc giao hàng thành phẩm.
Xác định các nguy cơ và phương án giải quyết: Cơ sở sản xuất phải nhận diện được các mối nguy cơ về sinh học, hóa học, tự nhiên, đánh giá tất cả các nguy cơ đã biết hoặc có thể dự đoán tại cơ sở sản xuất, xác suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng, các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát. Mỗi nguy cơ đáng kể phải có ít nhất một biện pháp phòng ngừa tại chỗ, để kiểm soát mối nguy đó và có thời gian đưa ra biện pháp phòng ngừa, làm giảm đến mức thấp nhất các tác hại nguy hiểm.
Kế hoạch thu hồi sản phẩm: Doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch chi tiết việc thu hồi, trực tiếp thông báo cho người nhận hàng về sản phẩm bị thu hồi, thông báo cho công chúng, phương án xử lý các sản phẩm bị thu hồi.
Trong mỗi lĩnh vực, FDA sử dụng hơn 1.000 điều tra viên, thanh tra viên, hơn 2.000 nhà khoa học, trong đó có 900 nhà hóa học và vi sinh cùng đội ngũ các nhân viên để tiến hành kiểm định chất lượng sản phẩm cùng với cơ sở sản xuất. Nếu tìm thấy vi phạm pháp luật, FDA khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện khắc phục sự cố hoặc thu hồi một sản phẩm bị lỗi từ thị trường.
FDA sẽ thu hồi sản phẩm nếu phát hiện sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng
Bên cạnh đó, FDA cũng có thể trực tiếp tịch thu các sản phẩm bị lỗi, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt, và có các loại hành động thực thi. Mỗi năm, riêng đối với dòng sản phẩm thuốc, FDA tuyên bố khoảng 3.000 sản phẩm và 30.000 lô hàng nhập khẩu không đảm bảo và đưa ra các phương án xử lý khắt khe.
Quy trình cấp giấy chứng nhận của FDA diễn ra nghiêm túc trong một khoảng thời gian rất dài, tiêu tốn của doanh nghiệp một khoản chi phí lớn. Đặc biệt, sản phẩm đó phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn với người tiêu dùng. FDA tuyệt đối không chấp nhận hoặc dung túng cho những sản phẩm kém chất lượng và các doanh nghiệp đi ngược lại với định hướng của FDA.
FDA cũng có nhiều quy định, thể chế về hình thức, mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và nắm bắt các thông tin của sản phẩm.
Do đó mọi khách hàng có thể tuyệt đối yên tâm khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm được FDA chứng thực là đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả thiết thực với sức khỏe và cuộc sống của mình.
Các sản phẩm đạt chứng nhận FDA có mặt trên thị trường Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, xuất hiện khá nhiều các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ, đây có thể là các sản phẩm xách tay hoặc được các công ty phân phối nhập khẩu và tiêu thụ. Người tiêu dùng cần tỉnh táo, tìm hiểu kĩ lưỡng tất cả các thông tin của sản phẩm, đặc biệt, sản phẩm đó đã được FDA Hoa Kỳ chứng thực hay chưa. Nếu đã được FDA xác nhận đảm bảo an toàn, các bạn có thể tin tưởng và sử dụng dòng sản phẩm này.
Giấy chứng nhận FDA Hoa Kỳ
Nhiều nghiên cứu thị trường đã chứng minh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ tăng chiều cao (TPBVSK) đang là mặt hàng được nhiều khách hàng ưa chuộng, do nhận thức về vóc dáng và chiều cao ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện khá nhiều dòng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, gây khó khăn và nhiễu loạn với người dùng. Các chuyên gia khuyến cáo, để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khách hàng cần lựa chọn sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, được FDA cấp chứng nhận.
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!