Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Trung bình 1 tháng cao bao nhiêu cm?
Ở từng độ tuổi trung bình 1 tháng cao bao nhiêu cm? Hiểu rõ tốc độ tăng chiều cao sẽ giúp đưa ra giải pháp cải thiện chiều cao tối ưu. Để biết chi tiết và hiểu thêm những cách làm sao để tăng chiều cao, cùng tham khảo bài viết sau của TVBUY nhé!
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao?
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của một người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dưới đây là một số yếu tố chính tác động đến chiều cao:
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao
- Yếu tố di truyền: Di truyền có thể ảnh hưởng khoảng 23% đến khả năng tăng trưởng chiều cao. Tuy nhiên yếu tố di truyền không quyết định tất cả, thực tế là vẫn nhiều trường hợp cao đạt chuẩn dù cho cha mẹ thấp lùn.
- Tuổi tác: Tốc độ tăng trưởng chiều cao thay đổi theo độ tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên thường phát triển chiều cao nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì. Sau khi đạt độ tuổi trưởng thành, tốc độ này giảm dần và ngừng cao thêm khi xương cốt hóa.
- Giới tính: Nam giới và nữ giới có tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Nam giới thường có khả năng phát triển chiều cao lớn hơn so với nữ giới trong giai đoạn dậy thì.
- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ quá trình tạo và duy trì xương mạnh mẽ. Nếu hấp thụ chất kém, chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, tốc độ tăng trưởng sẽ không tốt, thậm chí dẫn đến chậm tăng trưởng.
Bổ sung dinh dưỡng giúp cải thiện chiều cao hiệu quả
- Yếu tố sức khỏe tổng thể: Các bệnh lý và vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, thiếu/rối loạn nội tiết tố tăng trưởng, hội chứng Down, Turner và các bệnh lý về xương có thể ảnh hưởng không tốt đến tốc độ tăng trưởng chiều cao.
- Chế độ tập thể dục: Tập thể dục đều đặn giúp kích thích sự phát triển cơ bắp và kéo dài xương. Tập luyện với cường độ cao còn có thể thúc đẩy sản xuất nội tiết tố tăng trưởng - một trong những yếu tố hỗ trợ tăng chiều cao thuận lợi. Những người lười vận động có hệ xương thụ động, khó tăng trưởng như bình thường.
- Giấc ngủ: Thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo là rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển chiều cao bởi đây là thời gian xương kéo dài.
- Môi trường và yếu tố xã hội: Môi trường sống, nguồn nước, không gian sinh hoạt và chất lượng chăm sóc y tế ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng chiều cao. Trẻ sống trong khu vực có điều kiện sống kém hoặc thiếu dinh dưỡng lành mạnh có khả năng chậm cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng chiều cao: dinh dưỡng, di truyền, tuổi tác, di truyền, giới tính, sức khỏe, chế độ vận động, giấc ngủ và môi trường.
Chiều cao có tăng trưởng đều theo từng tháng hay không?
Chiều cao không tăng trưởng đều đặn theo từng tháng mà thường biến đổi trong khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài. Ở mỗi giai đoạn và độ tuổi, chiều cao của chúng ta sẽ tăng lên với tốc độ tương ứng khác nhau để phù hợp với tiến trình phát triển thể chất bình thường. Thông thường, tốc độ tăng chiều cao diễn ra nhanh chóng ở 3 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì, sau đó chậm lại và tiếp tục đến khi xương ngừng phát triển.
Trung bình 1 tháng cao bao nhiêu cm sẽ phụ thuộc vào giai đoạn
Chiều cao có sự tăng trưởng khác biệt theo từng tháng. Tốc độ tăng chiều cao của từng giai đoạn sẽ khác nhau.
Ở mỗi giai đoạn phát triển, vóc dáng của trẻ sẽ có tốc độ gia tăng khác nhau. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đảm bảo các yếu tố vận động, môi trường, giấc ngủ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tăng chiều cao.
Giai đoạn sơ sinh (0 - 1 tuổi)
Giai đoạn sơ sinh năm đầu tiên được xem là mốc phát triển quan trọng cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ sơ sinh có chiều cao bình thường 45 - 53cm khi mới sinh. Con số cụ thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố sức khỏe, thời gian diễn ra thai kỳ.
Trong năm đầu đời, trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là 6 tháng đầu. Tổng chiều cao tăng lên trong năm đầu tiên có thể đến 25cm (trung bình 2cm/tháng) nếu trẻ được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ.
1 năm đầu đời là giai đoạn chiều cao gia tăng nhanh nhất
Trẻ mẫu giáo (2 - 6 tuổi)
Tốc độ tăng chiều cao nhanh hơn trong 2 năm đầu tiên trong giai đoạn này, sau đó chậm lại ổn định hơn. Cụ thể, trẻ tăng thêm 11 - 13cm về chiều cao ở năm 2 tuổi, từ khi 3 tuổi trẻ bắt đầu phát triển ổn định hơn với mức cải thiện 5 - 7cm/năm, trung bình 0,5cm mỗi tháng.
Mức tăng trưởng của trẻ ở giai đoạn này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe bởi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo và đang trong thời gian hình thành hệ miễn dịch.
Trẻ mẫu giáo nên được chăm sóc khoa học để đảm bảo phát triển tốt
Tuổi thiếu niên (7 - 12 tuổi)
Giai đoạn 7 - 12 tuổi trẻ có thể tạo đà phát triển để bắt đầu dậy thì tăng tốc chiều cao. Các bé gái có thể bắt đầu dậy thì ở cuối giai đoạn này (khoảng 2 năm cuối), trong khi nam giới có khả năng chỉ mới chớm dậy thì hoặc chưa thật sự bước vào thời kỳ quan trọng này.
Trường hợp trẻ đã dậy thì có thể đạt mức 8 - 12cm/năm, trung bình 0,7 - 1cm/tháng vào khoảng 10 - 12 tuổi. Trước đó, trong khoảng 7 - 9 tuổi trẻ vẫn giữ tốc độ cao thêm trung bình 0,5cm mỗi tháng.
Chiều cao gia tăng ổn định trong giai đoạn 7 - 12 tuổi
Tuổi vị thành niên (13 - 18 tuổi)
Nếu trẻ chưa tăng trưởng đạt đỉnh ở cuối giai đoạn trước thì điều đó sẽ diễn ra ở giai đoạn này. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở tuổi dậy thì thường kéo dài 2 - 3 năm ở nam giới và 1 - 2 năm cho nữ giới với khoảng 8 - 15cm chiều cao tăng lên trong một năm, tương đương 0,7 - 1,25cm/tháng, thậm chí có thể lên đến 2cm/tháng. Đây là độ tuổi đặc biệt bởi chiều cao phát triển nhanh chóng rồi bước vào giai đoạn cốt hóa và ngừng cao.
Nam nữ vị thành niên trung bình 1 tháng cao thêm 0,7 - 1,25cm
Nữ giới có thể ngừng tăng chiều cao từ khoảng 16 tuổi và điều này diễn ra ở nam giới khoảng 18 tuổi. Trước đó, chiều cao cũng phát triển chậm dần từ khoảng 15 tuổi với nữ và 17 tuổi với nam. Thời điểm cụ thể cho sự tăng trưởng chậm lại và kết thúc quá trình tăng chiều cao còn phụ thuộc vào giai đoạn dậy thì, chế độ chăm sóc sức khỏe, điều kiện sống…
Tuổi trưởng thành
Sau 18 tuổi, chiều cao của chúng ta gần như không tăng thêm nữa và điều này rõ rệt hơn sau 20 tuổi. Rất hiếm có trường hợp nào cao thêm sau tuổi 20 bởi xương đã cốt hóa xong, báo hiệu kết thúc tiến trình tăng trưởng.
Nếu được chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng các biện pháp tăng tốc chiều cao đúng cách, thanh thiếu niên có thể cải thiện thêm khoảng 1 - 3cm trong khoảng 18 - 20 tuổi.
Chiều cao gần như không tăng thêm sau 20 tuổi
Chiều cao gia tăng nhanh nhất trong 3 năm đầu đời và giai đoạn dậy thì. Sau 18 tuổi, chiều cao gia tăng chậm và ngừng phát triển ở tuổi 20 (khi sụn tăng trưởng cốt hóa hoàn toàn).
Chiều cao trung bình của nam nữ khi trưởng thành là bao nhiêu?
Chiều cao trung bình của nam nữ trưởng thành có sự khác nhau tùy vào quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, chiều cao trung bình của nam giới hiện nay là 168,1cm, nữ đạt 156,2cm. Trong khi đó, chiều cao chuẩn dành cho nam và nữ trưởng thành lần lượt là 177cm và 163,3cm. Kết quả này có được nhờ chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, đúng khoa học, bạn ăn uống đủ chất, tập luyện thường xuyên, đi ngủ sớm và sinh hoạt lành mạnh.
Trong khi đó, chiều cao chuẩn dành cho nam và nữ trưởng thành lần lượt là 176,5cm và 163,2cm. Kết quả này có được nhờ chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp, đúng khoa học, ăn uống đủ chất, tập luyện thường xuyên, đi ngủ sớm và sinh hoạt lành mạnh.
Theo WHO, chiều cao chuẩn khi trưởng thành lần lượt là 176,5cm (nam) và 163,2cm (nữ). Ở Việt Nam, chiều cao trung bình của nam là 168,1cm, của nữ là 156,2cm.
Những cách tăng chiều cao khoa học đạt hiệu quả cao
Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất
Dinh dưỡng đầy đủ, hàm lượng các chất khoa học theo chuẩn khuyến nghị là điều quan trọng giúp cho chiều cao phát triển tốt hơn. Bữa ăn đủ chất giúp xương có điều kiện được nuôi dưỡng khỏe mạnh, thúc đẩy khả năng kéo dài và tăng trưởng về bề dày. Hãy kiểm tra xem bữa ăn hằng ngày đã đủ các chất xương cần để phát triển không: Canxi, Protein, Vitamin D, Vitamin K, Collagen, Phốt pho, Kẽm, Kali, Magie, Sắt…
Sữa bột NuBest Tall hỗ trợ phát triển chiều cao cung cấp dưỡng chất cải thiện vóc dáng
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên cần cải thiện chiều cao, sữa là thực phẩm nên được bổ sung mỗi ngày. Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn Sữa bột NuBest Tall hỗ trợ phát triển chiều cao. Sản phẩm được khuyến nghị bởi Ths.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Công thức của sữa bổ sung 30+ dưỡng chất khác nhau, trong đó có những chất tốt cho xương như Canxi từ tảo biển đỏ quý hiếm, Vitamin D3, Vitamin K2, Collagen thủy phân, Phốt pho. Xem ngay sản phẩm tại đây!
Tạo thói quen đi ngủ sớm
Đi ngủ sớm trước 23h, tốt nhất trước 22h là thói quen tốt cần duy trì ở bất kỳ độ tuổi nào. Ngủ ở thời điểm này giúp bạn đạt trạng thái sâu giấc ở khoảng 23h - 1h, đây cũng là khung giờ tuyến yên tiết nội tiết tố tăng trưởng để tăng chiều cao thuận lợi. Ngoài ra, giấc ngủ chất lượng giúp cho hoạt động trao đổi chất, đào thải độc tố, thư giãn xương được tốt hơn.
Ngủ ngon mỗi đêm giúp xương phát triển tốt hơn về chiều dài
Tập thể dục hằng ngày
Đừng quên tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày hoặc tối thiểu 3 - 5 ngày mỗi tuần nếu muốn tăng nhanh chiều cao. Các hình thức vận động được khuyến khích cho trẻ em và thanh thiếu niên cần cải thiện vóc dáng có thể kể đến: Bơi lội, đạp xe, chạy bộ, nhảy dây, tập yoga, chơi bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… Dành ra 45 - 60 phút mỗi ngày cho lịch trình tập luyện, đảm bảo đúng kỹ thuật có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên sở hữu tốc độ tăng trưởng như mong muốn.
Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng ảnh hưởng đến tình trạng chiều cao bởi đây là 2 yếu tố bổ trợ nhau. Cân nặng quá tải gây áp lực cho xương, xương không có không gian phát triển do bị mỡ thừa chèn lên. Cân nặng thiếu hụt đồng nghĩa cơ thể thiếu chất, xương không có đủ điều kiện xây dựng và sửa chữa nên cũng chậm tăng trưởng. Kiểm soát lượng calo nạp vào, đốt cháy calo dư thừa là cách tốt nhất giúp điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lý.
Không sử dụng chất kích thích
Rượu, bia, các loại thức uống có cồn, thuốc lá hay khói thuốc lá… đều là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Không chỉ gây hại cho cơ thể mà các chất này cũng gây ức chế khung xương, kìm hãm khả năng tăng trưởng bình thường của xương. Cần loại bỏ các sản phẩm kém lành mạnh này ra khỏi chế độ sinh hoạt thường ngày để đảm bảo xương phát triển hết tiềm năng và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện chiều cao chất lượng cao
Một giải pháp chăm sóc sức khỏe hiện đại có khả năng giúp tăng nhanh chiều cao chính là sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Mục đích chính của các sản phẩm này là bù đắp phần dưỡng chất quan trọng xương cần nhưng thường bị thiếu hụt. Nên chọn các sản phẩm chứa thành phần như Canxi, Collagen, Vitamin D, Vitamin K và các khoáng chất khác.
Cần ưu tiên chọn sản phẩm có dạng thành phần dễ hấp thụ, đã vượt qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt và nguồn gốc mua hàng rõ ràng để đảm bảo an toàn, chất lượng. Những thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ NuBest Hoa Kỳ là lựa chọn đã được tin dùng tại 118 quốc gia trên thế giới, có chứng nhận từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và được khuyến nghị bởi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
Cải thiện tốc độ tăng chiều cao mỗi tháng với sản phẩm từ NuBest Hoa Kỳ
Tùy từng độ tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên có thể sử dụng:
- TPBVSK NuBest Tall (5 - 18 tuổi).
- TPBVSK NuBest Tall 10+ (10 - 18 tuổi).
- TPBVSK NuBest Tall Kids (2 - 9 tuổi).
- TPBVSK Doctor Plus (10 - 18 tuổi).
Bên cạnh những sản phẩm viên uống, viên nhai, NuBest Hoa Kỳ còn mang đến sữa bột NuBest Tall hương Vanilla/hương Chocolate. Đây là những lựa chọn hiếm hoi trên thị trường có Canxi chiết xuất từ tảo biển đỏ, bổ sung đủ đầy các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng với hiệu quả cải thiện chiều cao, tiêu hóa, trí não, thể lực, miễn dịch chỉ sau 2 - 6 tháng sử dụng.
Để tăng chiều cao một cách khoa học cần: bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể thao mỗi ngày, ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh xa các chất kích thích và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình mỗi tháng có sự biến đổi lớn qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Điều quan trọng nhất là trẻ em và thanh thiếu niên cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, hoạt động thể chất đều đặn, theo dõi sức khỏe thường xuyên để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao.
Đây là lời giải đáp cho câu hỏi “trung bình 1 tháng cao bao nhiêu cm”. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với TVBUY nhé.
FAQs
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bằng cách theo dõi tình hình tăng trưởng của con, bạn xác định liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân, từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY tham khảo thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ theo từng độ tuổi sau đây nhé!