Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Tập đứng sớm cho trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao không?
Nhiều cha mẹ thường có thói quen tập đứng cho con từ sớm, vậy điều này có gây hại cho trẻ hay không? Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ tập đứng? Việc tập đứng từ sớm của trẻ có tác động như thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về những vấn đề này thông qua bài viết sau đây của NuBest Tall nhé!
Độ tuổi nào nên bắt đầu cho trẻ tập đứng?
Thông thường, trẻ sẽ có những thay đổi hoạt động cơ thể theo các mốc thời gian như sau:
-
Trẻ bắt đầu vịn vào các đồ vật như tường, ghế, xe... để kéo người đứng dậy khi trẻ khoảng 6 - 10 tháng tuổi.
-
Trẻ tiếp tục vịn để di chuyển theo từng bước, lúc này người lớn thường hỗ trợ trẻ bằng cách dắt tay trẻ đi, trẻ khoảng 7 - 13 tháng tuổi.
-
Hầu hết trẻ đi được một mình từ 12 - 18 tháng tuổi.
Như vậy, trẻ nên bắt đầu tập đứng từ sau 6 tháng tuổi và tùy vào nhu cầu, khả năng vận động của trẻ mà có thể dời thời gian này đến 10 tháng tuổi. Mọi sự tập luyện trước 6 tháng tuổi được xem là sớm bởi lúc này cấu trúc xương của trẻ chưa vững vàng đủ để nâng đỡ toàn bộ cơ thể khi đứng.
Có nên khuyến khích trẻ tập đứng sớm không?
Nhiều phụ huynh mong muốn con em mình có thể sớm đứng và đi lại nên tập cho trẻ đứng sớm hơn bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, mọi sự tập luyện cho trẻ nhỏ cần phù hợp với từng cá nhân. Mỗi trẻ phát triển theo cách riêng biệt. Việc ép buộc trẻ tập đứng khi chưa sẵn sàng có thể gây áp lực và không tốt cho sức khỏe tinh thần của bé.
Cấu trúc xương chưa hoàn thiện nhưng phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể dẫn đến tổn thương ở xương, xương yếu hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, cha mẹ chỉ nên tập cho con đứng một khi nhận thấy cơ thể trẻ đã sẵn sàng, sức khỏe của trẻ ổn định và trẻ không cảm thấy khó chịu khi tập luyện.
Cho trẻ tập đứng sớm có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Theo đặc trưng phát triển ở từng giai đoạn, trẻ làm quen với các hoạt động ngồi, bò, trườn trước khi có thể đứng lên. Việc tập đứng quá sớm trước 6 - 8 tháng là quá sớm, xương còn yếu không thể đứng vững. Tập đứng sớm có khả năng khiến cho xương bị biến dạng, thậm chí trẻ có thể bị mắc chứng chân vòng kiềng, ảnh hưởng đến hoạt động thể chất thường ngày cũng như thẩm mỹ.
Tập đứng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tránh gây tổn thương cho trẻ
Những tác động tiêu cực lên xương chân khi cho trẻ tập đứng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của xương nói riêng và chiều cao nói chung. Tình trạng xương yếu hoặc bị tổn thương sẽ kìm hãm khả năng kéo dài xương từ đó cũng làm chậm tăng chiều cao. Để đảm bảo xương khớp của trẻ khỏe mạnh và giúp ích cho chiều cao, cha mẹ lưu ý những điều sau khi cho trẻ tập đứng:
-
Tập đứng cho trẻ khi trẻ đủ 6 - 10 tháng tuổi và linh hoạt tùy vào tình trạng cơ thể của con.
-
Hỗ trợ bằng cách giữ hai bên nách của bé để nâng đỡ toàn bộ cơ thể vừa giúp con an tâm, vừa tạo điểm tựa cho con đứng lên.
-
Khuyến khích con tập đứng bằng các món đồ chơi con thích, chẳng hạn như đặt món đồ lên trên chiếc ghế vừa tầm với để con đứng lên lấy đồ.
-
Hướng dẫn con từng bước để bám vào các vị trí như tường, thành giường, ghế để tự đứng dậy khi không có người lớn bên cạnh.
-
Không thúc ép con đứng quá lâu vì trẻ nhỏ có cấu trúc xương mỏng manh, con rất dễ mỏi chân.
-
Chú ý biểu hiện của con và toàn bộ cơ thể con khi đứng, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hãy cho con nghỉ ngơi.
-
Đảm bảo khu vực con tập luyện đứng không có bất kỳ chướng ngại vật nào và bạn cũng có thể trang bị thêm cho trẻ một số đồ dùng bảo hộ đầu gối, đầu, khuỷu tay trong thời gian tập đứng.
Những cách tăng chiều cao cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Cho con ăn uống đủ chất với thực phẩm lành mạnh
Muốn con phát triển chiều cao đúng chuẩn, dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Bữa ăn hằng ngày của trẻ nên có đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, vi khoáng, chất xơ, chất béo. Các loại thực phẩm tốt cho chiều cao giúp cho trẻ bổ sung một số dưỡng chất quan trọng có thể kể đến: Protein, canxi, vitamin D, vitamin K, collagen, magie, phốt pho, kẽm, kali, sắt…
Trẻ ăn uống đủ chất sẽ có hệ xương khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng
Các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi), trứng, thịt gà, các loại thịt nạc, ngũ cốc, rau lá xanh, đậu nành, hạnh nhân, sữa, sữa chua, phô mai, trái cây… nên có trong thực đơn tăng chiều cao. Bảo quản thực phẩm cần chú ý đảm bảo sự tươi sống, phần lớn nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, một số thực phẩm cần bảo trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh. Phương pháp chế biến hạn chế dầu mỡ, gia vị nhất là đường và muối giúp cho món ăn bảo toàn được giá trị dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.
Khuyến khích con vận động trong và ngoài trời
Trẻ có thói quen vận động sẽ khỏe mạnh hơn, xương khớp phát triển tốt và sớm đạt chuẩn chiều cao. Việc tập luyện nên có sự linh hoạt trong nhà và ngoài trời để thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Một số hoạt động thể chất rất tốt cho chiều cao như đạp xe, tập yoga, nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, chơi cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền… và bạn cũng có thể tùy vào hoàn cảnh để tập trong không gian phòng hay ngoài trời.
Để tăng cường hiệu quả tăng chiều cao nhờ tập luyện thể dục thể thao, hãy tuân thủ một vài lưu ý dưới đây:
-
Chọn bài tập con thích và con có khả năng tập luyện, kết hợp các hình thức tập hợp lý.
-
Cường độ tập vừa sức, không nên tập quá khả năng cho phép hoặc tập khi đang có chấn thương.
-
Không gian tập ngoài trời có nhiều cây xanh, không chướng ngại vật, có độ bằng phẳng nhất định, ít khói bụi và tiếng ồn.
-
Chuẩn bị thêm nước mang theo tập để thuận tiện bù nước trong giờ giải lao và bổ sung nước sau khi kết thúc buổi tập.
-
Mặc trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, mang giày tập để hạn chế áp lực lên bàn chân và tạo sự thoải mái nhất định trong suốt thời gian vận động.
-
Nên nạp năng lượng trước khi tập khoảng 30 - 45 phút, tránh để bụng đói khi tập.
-
Luôn khởi động trước buổi tập để làm nóng cơ thể, kích hoạt cơ, hạn chế chấn thương.
Cho trẻ vui chơi ngoài trời dưới ánh nắng nhẹ giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao
Cho con ngủ đủ giấc
Khi trẻ ngủ sâu giấc, tuyến yên sản xuất ra nội tiết tố tăng trưởng với hàm lượng được cho là nhiều nhất trong ngày. Đây là yếu tố hỗ trợ giúp quá trình tăng chiều cao diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, giấc ngủ đảm bảo chất lượng giúp cho quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất lành mạnh, cơ thể loại bỏ độc tố tốt hơn, xương thư giãn để sẵn sàng phát triển. Trẻ cần đi ngủ trước 23h để đảm bảo về thời lượng và dễ dàng đạt trạng thái sâu giấc.
Nhu cầu về thời lượng giấc ngủ của trẻ không giống nhau ở từng độ tuổi, khuyến nghị như sau:
-
Trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi: Nên ngủ đủ 14 - 17 tiếng mỗi ngày
-
Trẻ từ 4 - 11 tháng: 12 - 15 tiếng mỗi ngày
-
Trẻ từ 12 - 35 tháng: 11 - 14 tiếng mỗi ngày
-
Trẻ 3 - 5 tuổi: 10 - 13 tiếng mỗi ngày
-
Trẻ 6 - 13 tuổi: 9 - 11 tiếng mỗi ngày
-
Từ 14 tuổi trở lên : 7 - 10 tiếng mỗi ngày là đủ.
Phơi nắng hoặc tạo hoạt động thể chất ngoài trời
Trong suốt thời gian phát triển tự nhiên về chiều cao, hãy cho trẻ phơi nắng 15 - 30 phút mỗi ngày. Sở dĩ do ánh nắng mặt trời tự nhiên có thể tác động lên cơ thể và thúc đẩy tổng hợp vitamin D - loại vitamin giúp tăng cường hấp thụ canxi, giúp trẻ nhận đủ lượng canxi cần thiết. Vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng tự nhiên cũng góp phần cải thiện đề kháng, giúp trẻ miễn dịch tốt trước các mầm bệnh từ môi trường.
Đảm bảo trẻ luôn thực hiện đúng tư thế
Trẻ trong quá trình tập đi, đứng, ngồi và vận động cần được hướng dẫn đảm bảo đúng tư thế, giữ gìn sức khỏe xương khớp. Xương khỏe giúp cho quá trình tăng trưởng diễn ra được đúng tiềm năng, sức mạnh cột sống cũng được duy trì. Hãy hướng dẫn trẻ luôn giữ thẳng lưng trong lúc đứng, đi lại, ngồi để giữ độ cong tự nhiên của cơ thể. Động tác tập luyện cũng cần đúng kỹ thuật, tránh để trẻ bê vác các đồ vật quá nặng so với tình trạng cơ thể hiện tại.
Giữ tư thế đúng chuẩn từ khi trẻ tập đứng giúp bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp
Điều chỉnh cân nặng tương ứng với chiều cao hiện tại
Trẻ thừa cân có lượng mỡ thừa cao chèn ép vào xương gây ức chế và cản trở xương tăng trưởng. Trong khi trẻ thiếu cân sẽ đồng nghĩa với thiếu chất, cơ thể không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để tăng chiều cao. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc giúp cân nặng của trẻ sớm phù hợp với chiều cao hiện tại:
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa ăn chính sáng - trưa - tối và 2 bữa phụ vào nửa buổi sáng và nửa buổi chiều, giúp hạn chế calo nạp trong một lần gây tích tụ.
-
Kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày đảm bảo đúng nhu cầu khuyến nghị.
-
Trẻ tập luyện mỗi ngày để đốt cháy calo dư thừa, giúp cân bằng trọng lượng cơ thể.
-
Hạn chế căng thẳng bởi stress kéo dài dễ kéo theo các thói quen ăn uống kém lành mạnh như ăn đêm, ăn nhiều đồ ngọt…
Tránh xa các sản phẩm kém lành mạnh
Thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga như nước ngọt… là những loại thực phẩm chứa “calo rỗng”, tức là nhiều calo nhưng không bổ sung nhiều dinh dưỡng. Chế độ ăn quá ngọt, quá mặn, nhiều dầu mỡ cũng là tiềm ẩn gây biến đổi chất trong cơ thể. Một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc môi trường nhiều khói thuốc gây hại cho cơ thể, gây ức chế xương và kìm hãm tăng trưởng.
Sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ cho trẻ từ 2 tuổi
Cơ thể của trẻ từ khoảng 2 tuổi có thể tiếp nhận dưỡng chất bổ sung từ sản phẩm hỗ trợ. Những sản phẩm này nhìn chung bù đắp dinh dưỡng với các thành phần tham gia vào quá trình phát triển thể chất nói chung và chiều cao nói riêng. Nhờ đáp ứng tốt về nhu cầu dưỡng chất nên trẻ dễ dàng đạt được hiệu quả tăng chiều cao như mong muốn.
Việc lựa chọn nên đảm bảo tiêu chí nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, được chỉ định đúng độ tuổi hiện tại của trẻ. Thành phần ưu tiên có nguồn gốc thiên nhiên, dễ hấp thụ, đã được kiểm định và đảm bảo quy trình sản xuất. Thông thường, các sản phẩm chất lượng và được đánh giá cao cũng có giấy chứng nhận từ tổ chức đánh giá tin cậy và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Dựa vào những thông tin này mà cha mẹ nên chọn sản phẩm tốt cho trẻ.
Trẻ từ 2 tuổi có thể bổ sung thêm sản phẩm NuBest Tall nhằm đáp ứng dinh dưỡng tăng trưởng
Nhìn chung, việc tập đứng quá sớm cho trẻ không chỉ gây hại cho xương mà còn cản trở quá trình tăng chiều cao tự nhiên của trẻ. Cha mẹ lưu ý nên luyện tập cho con theo đúng mốc phát triển của trẻ, phù hợp với tình trạng cơ thể hiện tại. Những phương pháp cải thiện chiều cao mà chúng tôi vừa chia sẻ cũng sẽ giúp bạn chăm sóc con yêu tốt hơn để con sớm đạt chuẩn vóc dáng.
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!