Tác động của đồ ngọt đến chiều cao như thế nào?
Các loại đồ ngọt hầu như mang đến hương vị hấp dẫn và được rất nhiều trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, ăn đồ ngọt lại không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tác động tiêu cực đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Trong bài viết này, TVBUY sẽ giúp các phụ huynh tìm hiểu về các cơ chế tác động của đồ ngọt đến chiều cao. Đồng thời, hãy cùng tìm cách giảm bớt lượng đường nạp vào cơ thể để phát triển thể chất tối ưu nhé.
Tác động của đồ ngọt đến chiều cao như thế nào?
Tác động của đồ ngọt đến cơ thể
Các loại đồ ngọt có thể kể đến: Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, siro… và các món ăn nhiều đường khác. Đồ ngọt là niềm yêu thích của hầu hết trẻ em, nhưng lại là “kẻ thù” của cơ thể bởi nếu ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên sẽ không tốt cho cơ thể. Một số tác hại lên cơ thể khi ăn đồ ngọt nhiều như sau:
Đồ ăn ngọt chứa hàm lượng đường không tốt cho sức khỏe
Béo phì
Ăn càng nhiều đồ ngọt, trẻ càng tăng cân nhanh, dần dần dẫn đến thừa cân và béo phì. Hơn hết, các loại đồ ngọt này không chứa đường tự nhiên, chúng được bổ sung đường fructose - một loại đường chuyển hóa thành mỡ, gây nên béo phì. Mỡ này xuất hiện nhiều trong nội tạng như tim, gan, thận… gây hại cho cơ thể. Đường fructose cũng làm tăng cảm giác đói, khiến trẻ muốn ăn nhiều hơn hàm lượng cho phép. Lượng calo quá mức là nguyên nhân khiến trẻ tăng cân nhanh.
Nguy cơ bệnh tim
Trẻ càng tiêu thụ nhiều đường tinh chế, lượng đường trong máu càng tăng cao. Lượng insulin trong máu dư thừa ảnh hưởng đến các động mạch, gây ra viêm. Điều này kích thích lên tim, theo thời gian kéo theo các bệnh về tim. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiêu thụ 25% calo trở lên từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn gấp đôi những người tiêu thụ ít hơn 10%. Fructose trong máu có thể làm giảm mức cholesterol tốt, làm tăng sản xuất chất béo trung tính, gây ra suy tim, đột quỵ…
Nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra tình trạng kháng insulin, kéo theo rối loạn hội chứng chuyển hóa trong cơ thể. Khi cơ thể bắt đầu kháng insulin, tuyến tụy phải hoạt động quá tải để tạo ra nhiều insulin hơn, đến một mức độ không còn sản xuất đủ nữa thì dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2.
Thức ăn nhanh, đồ ngọt là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì
Sâu răng
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt thường bị sâu răng, sở dĩ do đường trong các món ăn này cung cấp năng lượng cho vi khuẩn có hại trong miệng, tạo ra axit làm sâu răng. Những món ăn nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga... lưu lại trên răng trong thời gian dài hơn vì chúng không dễ dàng bị loại bỏ nếu không áp dụng các phương pháp làm sạch. Thời gian này càng dài thì càng có lợi cho quá trình sản xuất axit gây hư hại răng của trẻ.
Nguy cơ ung thư
Một số bệnh ung thư xuất hiện do quá trình ăn đồ ngọt diễn ra lâu dài. Một đánh giá cho thấy, nguy cơ ung thư tăng 60 - 95% cho nhóm người thường xuyên nạp mức đường cao. Cơ thể được bổ sung quá nhiều đường từ đồ ngọt có thể dẫn đến béo phì, kháng insulin, viêm nhiễm... và tất cả những điều này đều là yếu tố nguy cơ gây ung thư.
Nguy cơ gan nhiễm mỡ
Khi đường bị phân hủy trong gan, chúng biến thành glucose và fructose. Ăn nhiều đồ ngọt khiến đường khi vào gan, chuyển hóa thành fructose sau đó biến thành glycogen, tích tụ trong gan và thành chất béo. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ và tác hại này tương đương với thói quen uống nhiều rượu. Trẻ ăn đồ ngọt thường xuyên khiến gan gặp khó khăn hơn trong việc xử lý lượng đường dư thừa.
Rút cạn năng lượng
Sau khi ăn uống đồ ngọt, trẻ có thể cảm thấy cơ thể có nhiều năng lượng hơn, tuy nhiên quá trình tăng năng lượng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Bản chất đồ ngọt sẽ chứa nhiều đường, ít protein, chất xơ hay chất béo. Đây là nguyên nhân khiến mức năng lượng tăng lên trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng bị rút cạn. Trẻ có thể tỉnh táo ngay sau khi ăn đồ ngọt nhưng cũng sẽ sớm có cảm giác mệt mỏi.
Tăng hội chứng viêm
Quá nhiều đường gây ra hội chứng viêm gần như khắp cơ thể. Các liên kết trong cơ thể bị phá vỡ hoặc giảm hoạt động, cản trở quá trình sửa chữa tự nhiên. Một trong những chứng viêm điển hình của những người ăn đồ ngọt nhiều chính là viêm khớp. Viêm khớp khiến trẻ gặp khó khăn trong vận động thân thể.
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra chứng viêm khớp
Lượng đồ ngọt nên bổ sung trong một ngày
Để đảm bảo không gây hại cho cơ thể và giúp trẻ phát triển thể chất tối ưu, cha mẹ nên cân nhắc về hàm lượng đường trong đồ ngọt cho trẻ. Dưới đây là nhu cầu khuyến nghị về lượng đường nên bổ sung mỗi ngày cho trẻ em và thanh thiếu niên - độ tuổi phát triển chiều cao:
-
Trẻ 4 - 6 tuổi: Không quá 19g đường/ngày
-
Trẻ 7 - 10 tuổi: Không quá 24g đường/ngày
-
Trên 10 tuổi: Không quá 30g đường/ngày.
Đồ ngọt chế biến sẵn như thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, các loại bánh kẹo, siro… không nên nạp quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Trẻ nên được ưu tiên nạp đồ ngọt có đường tự nhiên như trái cây, mật ong…
Cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể
Giảm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày là điều nên làm và cần duy trì đều đặn. Cha mẹ có thể áp dụng các mẹo giảm việc bổ sung đường vào cơ thể như sau:
-
Giảm bớt đường khi chế biến món ăn trong ăn uống hằng ngày.
-
Kiểm tra nhãn sản phẩm để đảm bảo lượng đường cho phép.
-
Thay các loại siro, mứt bằng trái cây như quả bơ, kiwi, dâu tây, việt quất... với hương vị tương tự nhưng đường tự nhiên. Trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng mứt cho các loại bánh mì, sandwich, hãy chọn sản phẩm có hàm lượng đường vừa phải để tránh nạp quá mức cho phép.
-
Ăn trái cây trực tiếp thay vì uống nước ép trái cây, bởi trái cây tươi giữ lại được lượng chất xơ cần thiết, còn nước ép chủ yếu chỉ chứa vitamin và lượng đường cao hơn. Bạn vẫn có thể uống nước ép trái cây nhưng tần suất không thường xuyên và không quá 150ml trong ngày.
-
Thay nước ngọt có ga bằng các loại nước lọc, sữa ít đường, nước rau củ...
-
Khi uống sữa hoặc ăn sữa chua, ưu tiên chọn loại ít đường hoặc không đường.
-
Ưu tiên protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, luôn bổ sung đủ chất xơ từ rau củ, trái cây.
Thay các loại trái cây có lượng đường lành mạnh như bơ cho mứt hoặc siro
Ảnh hưởng của đồ ngọt đến phát triển chiều cao
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có tốc độ phát triển chiều cao chậm, thậm chí quá trình tăng trưởng này cũng bị cản trở đáng kể. Có nhiều lý do gây ra các ảnh hưởng tiêu cực này, ví dụ như tác hại tăng cân, nguy cơ viêm khớp, ức chế xương… do nạp đường quá mức cho phép. Cân nặng tăng nhanh đồng nghĩa lượng mỡ thừa cao, mỡ chèn vào xương khiến xương không còn không gian lý tưởng để phát triển.
Chứng viêm khớp có thể hạn chế phạm vi vận động của cơ thể, khiến trẻ gặp khó khăn khi tập thể dục, chơi thể thao. Trong khi thói quen tập luyện quyết định khoảng 20% khả năng tăng chiều cao của trẻ. Ăn nhiều đồ ngọt khiến cơ thể tiết ra một loại nội tiết tố gây ức chế xương, kìm hãm sự phát triển của xương cả về bề dày lẫn chiều dài.
Các loại đồ ngọt làm sẵn, đặc biệt là nước ngọt có ga không tốt cho việc hấp thụ canxi trong cơ thể. Quá trình tiêu thụ và chuyển hóa lượng đường quá nhiều khiến cơ thể phải đốt cháy các khoáng chất quan trọng như natri, magie, kẽm, canxi... Trong khi đó, canxi lại là thành phần chính cấu tạo nên xương. Thiếu canxi khiến trẻ không thể tăng trưởng chiều cao như bình thường.
Trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều sẽ chậm cao hơn bạn bè đồng trang lứa
Để trẻ phát triển chiều cao đúng tiềm năng tăng trưởng, cha mẹ lưu ý những điều sau:
-
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất với hàm lượng đúng theo nhu cầu khuyến nghị. Các chất tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dưỡng xương, kéo dài xương có thể kể đến: Canxi, vitamin K, vitamin D, collagen, phốt pho, kẽm, magie, kali, sắt…
-
Cha mẹ khuyến khích con tập thể dục thường xuyên hoặc chơi các môn thể thao yêu thích để thúc đẩy xương phát triển nhanh. Thói quen vận động còn giúp tăng khả năng sản xuất nội tiết tố tăng trưởng - yếu tố hỗ trợ giúp quá trình phát triển chiều cao diễn ra thuận lợi. Tập luyện thường xuyên cũng giúp trẻ tăng cường sức khỏe xương khớp.
-
Phần lớn thời gian và chất lượng của quá trình tăng trưởng ở xương diễn ra khi trẻ ngủ. Lúc này, xương được thư giãn và không phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Khi đạt trạng thái sâu giấc, cơ thể cũng tiết ra nội tiết tố tăng trưởng với hàm lượng nhiều nhất trong ngày. Những lợi ích này đòi hỏi cha mẹ cần chăm sóc giấc ngủ mỗi đêm cho con, tập cho trẻ đi ngủ sớm trước 10h, ngủ đủ 8 - 10 tiếng mỗi ngày tùy vào độ tuổi.
-
Việc điều chỉnh tư thế khi đi, đứng, ngồi hay nằm giúp xương khớp, đặc biệt là cột sống của trẻ được khỏe mạnh hơn. Xương khỏe là điều kiện tiên quyết để phát triển và kéo dài.
-
Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao hiện tại giúp xương dễ dàng tăng trưởng hơn. Do đó, cha mẹ hãy đầu tư dinh dưỡng với hàm lượng cân bằng, đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể đúng nhu cầu khuyến nghị. Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách đốt cháy calo hiệu quả giúp bạn kiểm soát năng lượng.
-
Một cách tăng tốc chiều cao khác đang được nhiều gia đình ưa chuộng chính là cho con sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Các sản phẩm này bù đắp dinh dưỡng với các chất tham gia nuôi dưỡng xương, cải thiện đề kháng, hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon để sớm đạt chuẩn chiều cao.
TPBVSK NuBest Tall - Sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao hàng đầu của Mỹ
Đồ ngọt không phải thực phẩm lành mạnh, thậm chí chúng có thể gây hại lên nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể và kìm hãm quá trình phát triển chiều cao. Cắt giảm và thay thế đồ ngọt bằng các loại thực phẩm lành mạnh khác, áp dụng thói quen sinh hoạt khoa học là điều cần làm để trẻ có tốc độ tăng trưởng tối ưu.
- Tin liên quan: Uống cafe có gây cản trở sự phát triển chiều cao không?