#7 Tác nhân kiềm hãm tăng chiều cao của bé bố mẹ nên biết
Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Gen di truyền, vận động, giấc ngủ và môi trường sống. Ngoài di truyền, các yếu tố còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào thói quen chăm sóc sức khỏe mà bố mẹ áp dụng cho trẻ. Sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ có thể bị kìm hãm nếu bố mẹ không chú ý đến các vấn đề quan trọng dưới đây.
#7 Tác nhân kiềm hãm tăng chiều cao của bé bố mẹ nên biết
Dậy thì sớm
Dậy thì sớm là tình trạng trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai. Tuổi dậy thì bắt đầu sớm đồng thời sẽ kết thúc sớm, xương cốt hóa sớm, trẻ có ít thời gian hơn để phát triển chiều cao, từ đó có thể sở hữu chiều cao hạn chế hơn bạn bè khi trưởng thành dù ở thời điểm bắt đầu dậy thì trẻ cao lớn hơn. Một trẻ dậy thì từ 8 tuổi so với trẻ dậy thì năm 12 tuổi có thể thua thiệt đến 4 năm phát triển chiều cao.
Béo phì
Lượng mỡ và hàm lượng nội tiết tố tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Nghiên cứu cho thấy, ở người béo phì, lượng nội tiết tố tăng trưởng được sản sinh ra giảm so với người có cân nặng bình thường. Khi giảm cân, lượng nội tiết tố này được phục hồi.
Trẻ béo phì, thừa cân thường có xu hướng ăn nhiều các nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo như thức ăn nhanh và đồ ngọt. Trong khi đó, nhóm thực phẩm này có thể cản trở quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể, khiến xương bị thiếu hụt Canxi, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Sử dụng nhiều thức ăn nhanh khiến trẻ béo phì
Mặt khác, khi có cân nặng lớn, cơ thể trở nên nặng nề hơn nên trẻ trở nên chậm chạp, lười vận động. Hệ xương không nhận được những kích thích cơ và lực cần thiết, trở nên kém linh hoạt, quá trình khoáng hóa và mô hình hóa xương khớp cũng bị cản trở. Điều này tác động xấu đến quá trình tăng chiều cao tự nhiên.
Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể lớn so với khả năng chịu đựng còn non yếu của hệ cơ xương khớp gây ra các cơn đau nhức khi vận động càng khiến trẻ giảm tần suất vận động, chiều cao kém phát triển.
Môi trường sống ô nhiễm
Ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn… đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, mất ngủ, nguy cơ mắc dịch bệnh… Khi sức khỏe thường xuyên bị đe dọa thì chiều cao cũng khó có thể tăng trưởng hết tiềm năng.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa ô nhiễm môi trường đến sự phát triển thể chất của trẻ em. Trong đó, mức độ ô nhiễm và độ tuổi của trẻ sẽ quyết định sức tác động của ô nhiễm môi trường đến chiều cao của trẻ.
Thiếu vitamin D
Tắm nắng khoảng 20 phút hằng ngày, cơ thể có thể tự tổng hợp đủ hàm lượng vitamin D phục vụ cho các nhu cầu của cơ thể, gồm cả tăng trưởng thể chất. Đây là cách đơn giản nhưng vẫn hiệu quả để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trẻ em hiện nay vẫn gặp tình trạng thiếu hụt vitamin D do không hoặc tiếp xúc quá ít với ánh nắng mặt trời, không bổ sung các thực phẩm chứa vitamin D.
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tác nhân gây thiếu vitamin D ở trẻ
Trong khi đó, một nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của vitamin D đối với sự phát triển chiều cao tự nhiên. Loại vitamin này hỗ trợ hấp thu Canxi và phốt pho dễ dàng hơn. Đây là yếu tố cần thiết để thúc đẩy quá trình tạo xương – tăng trưởng chiều cao và duy trì sự chắc khỏe của hệ xương khớp.
Ngoài ra, loại vitamin này còn tham gia vào hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tự miễn như đa xơ cứng, viêm ruột, cao huyết áp, xơ vữa động mạch và đột quỵ. Khi không bổ sung đủ vitamin D, chiều cao của trẻ sẽ bị kìm hãm đáng kể.
Ít vận động
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều trẻ em hiện nay có xu hướng lười vận động do việc học tập bận rộn, không gian sống chật hẹp, yêu thích sử dụng thiết bị điện tử….
Trong khi đó, tần suất và hình thức vận động là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Những bài tập thể thao có hằng ngày giúp hệ xương linh hoạt, dẻo dai, thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường thể lực… vừa có lợi cho sức khỏe vừa hỗ trợ phát triển chiều cao.
Đặc biệt, một nghiên cứu cho thấy, vận động thể lực còn kích thích tuyến yên sản sinh ra lượng nội tiết tố tăng trưởng cao hơn so với bình thường, thúc đẩy sự phát triển xương và chiều cao.
Do đó, nếu không có chế độ tập luyện thể dục thể thao khoa học, chiều cao của trẻ có thể bị kìm hãm, đồng thời còn khiến trẻ thụ động, tăng nguy cơ béo phì.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ, ngủ quá muộn cũng là một trong số các yếu tố cản trở sự tăng trưởng chiều cao, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Đây là kết quả của các nghiên cứu chuyên sâu về sự sản sinh nội tiết tố tăng trưởng lúc ngủ so với khi thức.
Ngủ muộn, thiếu ngủ cản trở phát triển chiều cao
Tuyến yên hoạt động tốt và sản xuất ra lượng nội tiết tố tăng trưởng lớn nhất trong khung giờ từ 23h – 01h sáng nếu trẻ đang ở trong trạng thái ngủ sâu giấc. Nếu trẻ vẫn còn thức hoặc vừa mới đi ngủ trong khung n này sẽ khiến lượng nội tiết tố tăng trưởng sụt giảm, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Ngoài ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố tăng trưởng, việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc còn khiến sức khỏe của trẻ suy giảm, khả năng tập trung kém, việc học cũng không còn hiệu quả như trước.
Biếng ăn, ăn thiên về 1-2 nhóm dưỡng chất
Trẻ biếng ăn từ nhỏ có nguy cơ thấp bé hơn bạn bè cùng trang lứa do cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng. Dinh dưỡng có thể tác động đến 32% trong quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ. Khi được bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đủ 4 nhóm dưỡng chất chính: Đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, xương sẽ có đủ nguyên liệu cần thiết để tạo xương, từ đó thúc đẩy chiều cao tăng lên.
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh hiện nay đang chưa có cái nhìn toàn diện về cân bằng dinh dưỡng, cho con ăn nhiều 1 vài thực phẩm mà bố mẹ cho là tốt cho sức khỏe hoặc chiều theo sở thích ăn uống của con khiến con bị thừa chất này nhưng thiếu chất kia. Việc con trẻ biếng ăn hoặc chỉ ăn thiên về 1-2 nhóm dưỡng chất sẽ dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao.
Trẻ kén ăn có nguy cơ thấp còi
Đặc biệt, không ít trẻ em hiện nay rất thích ăn thức ăn nhanh như: Bánh pizza, bánh hamburger, khoai tây chiên, bim bim… vốn giàu đạm và chất béo nhưng lại ít vi khoáng. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh vừa tăng nguy cơ béo phì vừa khiến cơ thể thiếu vi khoáng, chiều cao tăng trưởng kém.
Ngoài bữa ăn hằng ngày, để ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khiến chiều cao hạn chế, bố mẹ có thể cho con sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các dưỡng chất tham gia vào cấu trúc xương như: Canxi, Collagen Type II, vitamin D, phốt pho… Nhóm sản phẩm này sẽ hỗ trợ hệ xương phát triển tốt, chắc khỏe, chiều cao tăng trưởng thuận lợi hơn.
Chiều cao hạn chế có thể trở thành yếu điểm gây cản trở tương lai của trẻ. Do đó, khi còn ở trong giai đoạn chiều cao phát triển tốt, bố mẹ cần kiểm soát các thói quen xấu của con như: Thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, lười vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh… định hướng con vào chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ phát triển chiều cao.