Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao?
Sự thấp lùn của con cái so với bạn bè cùng tuổi có thể là một nguồn lo lắng không nhỏ cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, hiểu được các nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển chiều cao của trẻ có thể giúp phụ huynh biết cách cải thiện tình trạng này và hỗ trợ con trong việc đạt được chiều cao lý tưởng.
- Cha mẹ có chiều cao khiêm tốn
- Rối loạn sản sinh hormone tăng trưởng
- Suy tuyến giáp
- Yếu tố bệnh lý
- Cơ thể trẻ kém hấp thu
- Lạm dụng nước có gas
- Thói quen ăn quá mặn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ
- Ngủ ít, ngủ quá trễ
- Lười chơi thể thao
- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Lạm dụng thiết bị điện tử
- Môi trường sống
Sự phát triển chiều cao của trẻ là một quá trình phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng. Các yếu tố này bao gồm di truyền, chế độ dinh dưỡng, mức độ vận động, giấc ngủ và môi trường sống. Khi một trong những yếu tố này không được chú trọng hoặc quản lý đúng cách, có thể dẫn đến hạn chế trong việc phát triển chiều cao của trẻ yêu quý. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể góp phần vào việc trẻ phát triển chiều cao chậm.
Cha mẹ có chiều cao khiêm tốn
Dù không quyết định hoàn toàn nhưng di truyền cũng tham gia chi phối sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên ở trẻ. Nếu cha mẹ có chiều cao khiêm tốn, con cái cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng. Có đến hơn 700 biến thể gen ảnh hưởng đến chiều cao có thể di truyền cho con, gồm các gen quy định sự phát triển của sụn tăng trưởng.
Trẻ có thể chậm phát triển chiều cao do nhiều nguyên nhân
Rối loạn sản sinh hormone tăng trưởng
Hormone tăng trưởng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển chiều cao. Hormone này được tiết ra càng nhiều thì xương càng phát triển nhanh. Trẻ bị thiếu hormone tăng trưởng do bệnh lý rối loạn sản sinh hormone tăng trưởng sẽ có chiều cao hạn chế hơn trẻ bình thường.
Suy tuyến giáp
Tuyến giáp có nhiệm phụ giải phóng một số hormone tham gia vào quá trình tăng trưởng thể chất của con người. Tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, lượng hormone sản xuất ra ít, chiều cao của trẻ khó có thể phát triển hết tiềm năng.
Yếu tố bệnh lý
Trẻ mắc phải một số bệnh lý sau đây sẽ có chiều cao thấp hơn do bệnh tật gây nên tình trạng rối loạn tăng trưởng.
- Hội chứng Turner (TS): Hội chứng này khiến cơ thể của trẻ không thể sử dụng hormone tăng trưởng tối đa, gây kém phát triển chiều cao.
- Hội chứng Achondroplasia: Khi mắc hội chứng Achondroplasia, sụn của trẻ không thể chuyển hóa thành xương được.
Hội chứng Turner có thể khiến trẻ thấp lùn hơn bạn bè cùng trang lứa
- Hội chứng Noonan: Có đến hơn 50% trẻ bị hội chứng Noonan thiếu hormone tăng trưởng dẫn đến tầm vóc hạn chế.
- Hội chứng Russell-Silver (RSS): Hội chứng bẩm sinh làm xương chậm tăng trưởng, cơ thể và khuôn mặt của trẻ không có sự đối xứng.
Cơ thể trẻ kém hấp thu
Trẻ bị kém hấp thu dinh dưỡng do hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao thường gặp. Dù chế độ ăn uống khoa học, được cung cấp đa dạng dinh dưỡng nhưng phần lớn dưỡng chất bị đào thải ngược ra ngoài, trẻ còi cọc, chiều cao khiêm tốn. Lúc này cần tiến hành điều trị bệnh tiêu hóa, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chiều cao mới có thể phát triển thuận lợi.
Lạm dụng nước có gas
Đây là đồ uống khoái khẩu của hầu hết trẻ em hiện nay. Tuy nhiên, nó cũng chính là tác nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.
Trong nước ngọt có ga chứa hàm lượng cao axit photphoric. Chất này bào mòn Canxi trong xương, làm suy giảm lượng Canxi trong xương, hệ xương suy yếu, phát triển kém, chiều cao tăng trưởng hạn chế.
Mặt khác, loại đồ uống này còn chứa nhiều đường, chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Khí carbon dioxide trong nước ngọt có ga làm trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, chiều cao khiêm tốn là điều hiển nhiên.
Cha mẹ nên kiểm soát thói quen ăn uống, hạn chế để con uống nước ngọt có gas tùy tiện. Thay vào đó nên lựa chọn các loại nước giải khát tốt cho sức khỏe như nước ép, sinh tố, nước dừa, nước mía hoặc nước lọc.
Thói quen ăn quá mặn, nhiều đường, nhiều dầu mỡ
Việc ăn quá mặn làm thất thoát Canx tại xương. Trong khi đó, đường và dầu mỡ lại làm giảm khả năng hấp thụ Canxi và vitamin D của cơ thể, tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch.
Cha mẹ nên cắt giảm lượng muối, đường và dầu mỡ khi chế biến thức ăn cho con. Khuyến khích con ăn nhiều món luộc, hấp để bảo toàn dinh dưỡng trong thực phẩm và hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tốt.
Chế độ ăn nhiều rau củ luộc, hấp giúp trẻ cao lớn vượt trội
Ngủ ít, ngủ quá trễ
Giấc ngủ và chiều cao có mối quan hệ chặt chẽ. Nếu thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, sức khỏe của trẻ sẽ có nhiều chuyển biến tiêu cực, kèm theo đó là tình trạng chiều cao chậm tăng trưởng.
Trong khung giờ từ 23h-01h sáng, nếu trẻ ngủ sâu giấc, tuyến yên sẽ sản sinh ra lượng hormone tăng trưởng đạt đỉnh, rất có lợi cho sự phát triển chiều cao tự nhiên. Nếu trẻ chưa ngủ hoặc chỉ vừa bắt đầu ngủ trong khung giờ này, cơ thể sẽ bỏ lỡ mất một lượng lớn hormone tăng trưởng, theo đó sẽ khiến xương phát triển kém hơn, chiều cao hạn chế.
Lười chơi thể thao
Nhiều trẻ em lười chơi thể thao do tính cách hoặc cha mẹ không tạo điều kiện. Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ cải thiện sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng thể chất hiệu quả. Tập luyện thể thao tạo ra tác động lực và cơ lên hệ xương, thúc đẩy sự tích lũy khoáng chất tại xương, tăng mật độ xương. Đây là điều kiện thuận lợi để chiều cao tăng trưởng tốt.
Mặt khác, việc vận động còn kích thích tuyến yên sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, hỗ trợ chiều cao phát triển hết tiềm năng.
Cha mẹ nên động viên con tập luyện thể thao hằng ngày với thời lượng từ 45-60 phút. Một số môn thể thao có lợi cho phát triển thể chất như: Bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, nhảy dây, đu xà…
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Sợ con bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời, không ít phụ huynh che chắn quá kỹ hoặc không để con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc này không chỉ bỏ lỡ nguồn năng lượng có lợi cho sức khỏe mà còn gián tiếp khiến trẻ thấp lùn. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tự tổng hợp được vitamin D. Vitamin này sẽ hỗ trợ xương hấp thụ và chuyển hóa Canxi. Khi thiếu vitamin D, dù bổ sung nhiều Canxi, xương vẫn có nguy cơ thiếu hụt khoáng chất quan trọng này.
Tắm nắng hỗ trợ da tổng hợp vitamin D hiệu quả
Thời điểm tắm nắng phù hợp là trước 10h sáng và sau 4h chiều. Chỉ nên cho con tắm nắng 10-15 phút là cơ thể đã có đủ lượng vitamin D cần thiết cho một ngày.
Lạm dụng thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử hỗ trợ trẻ rất nhiều trong học tập, học hỏi kỹ năng và kết nối bạn bè. Tuy nhiên, nhiều trẻ quá lạm dụng thiết bị điện tử, dành phần lớn thời gian rảnh để sử dụng thiết bị điện tử. Điều này không chỉ gây hại cho mắt mà còn cướp đi cơ hội sở hữu chiều cao đạt chuẩn.
Khi nghiện thiết bị điện tử, trẻ có xu hướng lười vận động mà chỉ ngồi một chỗ, bỏ bê việc ăn uống đúng giờ và đủ chất, thường thức rất khuya và ngủ không đủ giấc. Những yếu tố này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển chiều cao tự nhiên, chiều cao phát triển kém.
Phụ huynh cần kiểm soát thời lượng cũng như nội dung trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử. Ưu tiên việc học và cắt giảm thời gian giải trí trên thiết bị điện tử của trẻ.
Môi trường sống
Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại cho sức khỏe như: Khí hậu khắc nghiệt, rác thải, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồ… trẻ có nguy cơ bệnh tật cao hơn. Khi sức khỏe yếu, trẻ khó có thể tăng trưởng chiều cao hết tiềm năng di truyền.
Bên cạnh đó, sự quan tâm, yêu thương của gia đình, mối quan hệ bạn bè thầy cô cũng chi phối tâm lý và ảnh hưởng một phần đến quá trình tăng trưởng thể chất. Một đứa trẻ sinh trưởng trong sự yêu thương, đùm bọc và giáo dục tốt từ gia đình sẽ có nền tảng sức khỏe tốt, chiều cao phát triển thuận lợi. Ngược lại, trẻ ít được quan tâm, thường xuyên bị quát mắng sẽ có tâm lý tiêu cực, hình thành tính cách ương bướng, chiều cao có thể hạn chế hơn bạn bè.
Ngoài 12 nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao kể trên, vẫn còn một số yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao mà bài viết chưa thể thống kê chi tiết hơn. Cha mẹ cần nắm vững những thông tin này để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và cải thiện chiều cao cho con khoa học, hiệu quả.
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!