Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Nguyên nhân và cách khắc phục chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không điều trị kịp thời, dị tật này sẽ hạn chế khả năng vận động ở chân và ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ. Vậy chân vòng kiềng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục chân vòng kiềng như thế nào? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp những thắc mắc trên.
Chân vòng kiềng là dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng, hay còn gọi là chân khuỳnh là tình trạng chân cong ra ngoài ở phần đầu gối. Khi đứng thẳng, hai bàn chân khép sát nhưng hai đầu gối lại cách xa nhau, tạo thành hình vòng cung.
Chân vòng kiềng thường có biểu hiện rõ nhất ở trẻ nằm trong độ tuổi 12-18 tháng và giảm dần khi đến 3-4 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp chân vòng kiềng không tự bớt đi và dẫn đến nhiều hệ lụy. Hiện nay, có 3 loại chân vòng kiềng phổ biến là chân vòng kiềng chữ O, chữ XO hoặc chữ X.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Tư thế co chân khi nằm trong bụng mẹ
Khi ở trong bụng mẹ, không gian khá hẹp, trẻ thường co chân lại. Dần dần chân trẻ cong lại theo hình vòng kiềng. Hầu hết chân sẽ duỗi thẳng bình thường khi trẻ bắt đầu biết đi. Tuy nhiên, ba mẹ cần quan sát kỹ để đề phòng những rủi ro không mong muốn khi chân trẻ không tự duỗi thẳng lại được.
Còi xương
Còi xương là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Trẻ bị còi xương có xương yếu, mềm hơn bình thường nên sẽ không chịu được áp lực từ trọng lượng cơ thể khi trẻ đi lại, sinh hoạt hàng ngày khiến xương chân bị cong, dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng. Còi xương xảy ra khi cơ thể trẻ thiếu vitamin D.
Bệnh Blount
Blount là bệnh vẹo xương chày, khiến xương ống chân của trẻ phát triển bất thường, chân dễ bị uốn cong. Khi trẻ bắt đầu biết đi sẽ xuất hiện tình trạng chân vòng kiềng. Một số trẻ sẽ có dấu hiệu muộn hơn.
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
Không chỉ khiến trẻ bị chân vòng kiềng, bệnh Blount còn dẫn đến các vấn đề khớp gối. Căn bệnh này thường phổ biến trẻ em gái và các trẻ béo phì. Trẻ biết đi sớm cũng có nguy cơ mắc bệnh Blount cao hơn.
Bệnh loạn sản sụn
Bệnh loạn sản sụn là một dạng rối loạn tăng trưởng ở xương khiến trẻ không phát triển chiều cao và sở hữu chiều cao thấp bé khi trưởng thành. Bệnh lý này cũng chính là một trong những lý do khiến trẻ bị chân vòng kiềng.
Bệnh Paget
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng là bệnh Paget - một loại rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển cùng quá trình hồi phục của xương. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi nhưng trẻ nhỏ vẫn có nguy cơ mắc bệnh này.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trong quá trình phát triển, xương cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng trưởng. Thiếu canxi hoặc vitamin D khiến xương chậm phát triển. Về lâu dài sẽ khiến trẻ còi xương, tăng nguy cơ mắc chứng chân vòng kiềng.
Thừa cân
Thừa cân cùng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Trẻ nhỏ nếu có cân nặng quá lớn sẽ tạo thành áp lực dồn nén lên xương. Xương ở trẻ nhỏ chưa phát triển ổn định, dễ dẫn đến chân vòng kiềng hoặc các dị tật khác.
Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân vòng kiềng
Một số nguyên nhân khác
Ngộ độc chì, ngộ độc flo ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khiến trẻ bị chân vòng kiềng. Bên cạnh đó, gãy xương chân không điều trị đúng cách hoặc xương phát triển bất thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải chứng chân vòng kiềng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng là do tư thế co chân khi ở trong bụng mẹ, bệnh Blount, bệnh lùn, bệnh Paget, thiếu hụt dinh dưỡng, thừa cân và một số nguyên nhân khác như nhiễm độc chì, flo hoặc gãy xương không được điều trị đúng cách, xương phát triển bất thường.
Chân vòng kiềng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào
Trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi mắc chứng chân vòng kiềng thường không có hệ lụy cụ thể. Quá trình bò, tập đi hoặc chạy cũng không có quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu bị nặng và không điều trị kịp thời, trẻ sẽ gặp phải những biến chứng sau:
- Khớp hông bị xoay và cong vẹo cột sống.
- Quá trình hoạt động thể thao, chạy nhảy gặp nhiều cản trở.
- Một số trường hợp mắc chân vòng kiềng ở một chân gây mất thẩm mỹ, biến dạng chân.
- Gây lỏng và đau nhức vùng khớp gối, dẫn đến các bệnh lý viêm khớp khác.
Trẻ bị chân vòng kiềng thường đau nhức vùng khớp gối
Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng ở trẻ
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh rõ ràng nhất là khi trẻ đứng thẳng, hai bàn chân đặt sát nhau, đứng thẳng thì hai đầu gối cách xa nhau và tạo thành hình cánh cung hoặc chữ O. Khoảng hở này tồn tại kéo dài hoặc rộng hơn sau 3 tuổi.
Bệnh thường không gây đau đớn và ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, do sự khác thường về cấu trúc nên trẻ bị chân vòng kiềng còn có những dấu hiệu như:
- Trẻ cảm thấy khó chịu hoặc nhức mỏi ở những vị trí như hông, mắt cá chân và đầu gối mặc dù không có chấn thương nào xảy ra.
- Phạm vi cử động của hông hẹp hơn so với chân bình thường.
- Đi lại hay chạy nhảy đều có nhiều hạn chế.
- Đầu gối mất vững.
Cách khắc phục chân vòng kiềng
Để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Khám bệnh, theo dõi thường xuyên
Trường hợp chân vòng kiềng do tư thế sai trong bụng mẹ sẽ dần được cải thiện khi trẻ bắt đầu tập đi. Nếu trên 2 tuổi trẻ vẫn bị chân vòng kiềng và không có dấu hiệu giảm bớt bệnh, ba mẹ nên đưa trẻ khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.
Khám bệnh và theo dõi thường xuyên giúp ba mẹ kiểm soát tình trạng cong chân của trẻ
Bệnh chân vòng kiềng do bệnh lý gây ra có thể khắc phục bằng cách kiểm soát và điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện trẻ bị chân vòng kiềng, ba mẹ nên theo dõi thường xuyên và tầm soát sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thực hiện các bài tập cải thiện chân vòng kiềng
Trẻ bị chân vòng kiềng có thể thực hiện một số bài tập phù hợp để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng. Các bài tập này sẽ giúp trẻ rèn luyện dây thần kinh cơ, cải thiện sự ổn định của cơ thể.
Bài tập kéo dãn cơ
Thực hiện các bài tập để kéo dãn cơ đùi và tập mạnh các nhóm cơ vùng háng sẽ giúp trẻ điều chỉnh chân vòng kiềng. Các bài tập kéo dãn cơ bao gồm: kéo dãn cơ đùi sau, kéo dãn háng, kéo dãn cơ hình lê (cơ nằm ở vùng mông) và tập mạnh cơ mông nhỡ (cơ hông bên) bằng băng kháng lực.
Bài tập cải thiện sự cân bằng
Trẻ bị chân vòng kiềng sẽ khiến khả năng thăng bằng giảm đi. Để cải thiện khả năng thăng bằng, trẻ nên thực hiện một số bài tập như: đứng nối gót chân này vào mũi chân kia, đứng một chân, các bài tập dùng ván thăng bằng hoặc ván BAPS, tập luyện với bóng BOSU,...
Thực hiện vật lý trị liệu
Chân vòng kiềng có thể điều trị bằng cách tập vật lý trị liệu. Quá trình tập luyện sẽ sử dụng những công cụ chỉnh hình, các hoạt động trị liệu sẽ cải thiện tình trạng cong chân ở trẻ. Tuy nhiên, cách này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát từ chuyên gia trị liệu. Ba mẹ không nên tự tập tại nhà cho trẻ mà hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm vật lý trị liệu và tập theo lộ trình của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Điều chỉnh dáng đi của trẻ
Điều chỉnh dáng đi sẽ giúp trẻ có chân vòng kiềng cải thiện tình trạng chân cong. Ba mẹ cần chỉnh sửa những bước đi sai của trẻ, hướng dẫn trẻ đi thẳng, vững vàng và bước đi đều. Sau một khoảng thời gian, trẻ sẽ điều chỉnh được dáng đi chân vòng kiềng của mình.
Điều chỉnh dáng đi giúp trẻ cải thiện chân vòng kiềng
Phẫu thuật
Trong trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng nặng và không có khả năng tự hồi phục, đầu gối biến dạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để can thiệp. Tùy thuộc vào từng trường hợp của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt xương hoặc có thể cấy ghép thiết bị kim loại vào đầu gối.
Để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh, chăm sóc, theo dõi thường xuyên, kết hợp tập luyện các bài tập cải thiện, cho trẻ tập vật lý trị liệu, điều chỉnh dáng đi của trẻ hoặc phẫu thuật.
Cách ngăn ngừa chân vòng kiềng
Để ngăn ngừa tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển xương chắc khỏe ở trẻ. Khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D, protein và các khoáng chất khác, trẻ sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về xương, trong đó có chân vòng kiềng.
Trẻ nên ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, kết hợp thêm 2-3 bữa phụ để được bổ sung đủ chất và năng lượng. Bữa ăn nên đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhất là các sản phẩm có lợi cho sự phát triển của xương như cá hồi, cá trích, thịt bò, thịt gà, cải xoăn, các loại trái cây, các loại hạt, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt.
Để đảm bảo trẻ luôn được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phát triển xương, ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung canxi chất lượng như TPBVSK NuBest Tall, NuBest Tall Kids và NuBest Tall 10+.
Sản phẩm hỗ trợ bổ sung Canxi chất lượng từ thương hiệu NuBest
Đây là những sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu NuBest Hoa Kỳ. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được FDA chứng nhận, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Kiểm soát trọng lượng cho trẻ
Kiểm soát cân nặng cơ thể trẻ, tránh tình trạng thừa cân, béo phì là một trong những cách giúp trẻ ngăn ngừa chân vòng kiềng. Cân nặng quá lớn sẽ khiến áp lực từ trọng lượng lên xương và các mô liên kết ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ, tăng nguy cơ mắc chứng chân vòng kiềng.
Ba mẹ nên cho trẻ ăn uống vừa đủ lượng và chất, tránh trường hợp cho trẻ ăn uống quá nhiều những loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, nước ngọt có ga. Đồng thời nên cho trẻ vận động thường xuyên để đốt cháy calo, giúp trẻ duy trì vóc dáng cân đối, ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
Không ép trẻ tập đi quá sớm
Cho trẻ tập đi quá sớm khi hệ xương khớp chưa hoàn thiện có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Xương của trẻ nhỏ còn mềm và yếu, việc chịu áp lực quá sớm có thể khiến xương bị biến dạng, gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Do đó, ba mẹ không nên ép trẻ tập đi hoặc đứng quá sớm để tránh gây áp lực lên xương chân chưa phát triển hoàn thiện.
Độ tuổi thích hợp để trẻ bắt đầu tập đi thường rơi vào khoảng 1 tuổi, khi các cơ và xương của trẻ đã phát triển ổn định.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Vitamin D là một trong những dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của xương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ có vitamin D, cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, xương phát triển tốt, ngăn ngừa các bệnh về xương. Khi tắm nắng mặt trời, cơ thể trẻ sẽ tổng hợp tiền vitamin D dưới da thành vitamin D cho cơ thể sử dụng.
Tắm nắng thường xuyên giúp trẻ tăng cường tổng hợp vitamin D
Ba mẹ nên cho trẻ tắm nắng 15-20 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Mặc dù, tắm nắng càng lâu thì lượng vitamin D được tổng hợp càng nhiều nhưng các tia độc hại khác từ ánh sáng mặt trời sẽ gây tổn thương da và mắt của trẻ. Do đó, trẻ không nên tắm vào thời điểm nắng quá gắt.
Hạn chế những tư thế ngồi sai ảnh hưởng đến chân
Một số tư thế sai trong hoạt động hàng ngày khiến chân của trẻ bị cong. Dưới đây là một số tư thế sai mà ba mẹ cần chỉnh lại cho trẻ:
- Ngồi khoanh chân: Đây là tư thế ngồi phổ biến ở một số quốc gia Châu Á, nhưng nó không có lợi cho sức khỏe của chân. Khi trẻ ngồi khoanh chân, phần mắt cá chân dưới phải chịu lực từ cơ thể nhiều hơn, đầu gối bị kéo căng và dễ gây tê mỏi hoặc tổn thương chân.
- Dồn trọng tâm vào một chân khi đứng: Đây cũng là một thói quen sai mà trẻ cần khắc phục. Khi trẻ dồn trọng tâm vào một chân, chân đó sẽ chịu lực nhiều hơn, dễ tổn thương và khiến chân bị cong.
- Ngồi xổm: Mặc dù tư thế này khá phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng sẽ khiến chân bị cong vòng kiềng nhiều hơn. Khi ngồi xổm, phần mắt cá chân của trẻ phải chịu lực của toàn bộ cơ thể. Ngồi xổm quá lâu và thường xuyên sẽ làm thay đổi hình dạng xương và gây đau nhức chân.
- Ngồi vắt chéo chân: Thói quen này của trẻ làm cho phần hông bị lệch, khiến xương chậu bị nghiêng và có thể gây mỏi chân, đau lưng cho trẻ.
- Để ngăn ngừa tình trạng chân vòng kiềng, ba mẹ nên chú trọng chế độ dinh dưỡng, kiểm soát trọng lượng của trẻ, không nên ép trẻ tập đi quá sớm, cho trẻ tắm nắng thường xuyên và hạn chế các tư thế ngồi sai.
Chân vòng kiềng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và vóc dáng của trẻ. Với những thông tin trên đây, tvbuy.vn tin rằng ba mẹ có thể hiểu hơn về chân vòng kiềng ở trẻ và có các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.
FAQs
Chân vòng kiềng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao hay không?
Chân vòng kiềng do sai tư thế trong bụng mẹ sẽ không ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên, các trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng do bệnh lý, nhất là các bệnh về xương có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Chân vòng kiềng ở người lớn có chữa được không?
Chân vòng kiềng ở người lớn không thể chữa được. Ở người trưởng thành, xương đã phát triển hoàn chỉnh nên chỉ có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật để cải thiện bệnh.
Bác sĩ chẩn đoán chân vòng kiềng như thế nào?
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành quan sát tình trạng chân của trẻ và theo dõi sát sao sự điều chỉnh ở chân và khả năng di chuyển khi bé lớn hơn.
Nếu sau 2 tuổi tình trạng bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ lấy số đo các vòng chân, quan sát bước đi của trẻ, chụp X-quang xương chân để kiểm tra cấu trúc xương của trẻ. Bác sĩ cũng có thể thực hiện những phương pháp khác để có thể phát hiện bất thường ở chân và đầu gối.
Xét nghiệm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định nếu trẻ có nguy cơ mắc chân vòng kiềng do các bệnh lý hoặc trẻ đang bị còi xương. Tùy vào từng trường hợp của trẻ mà bác sĩ sẽ có những phương pháp phù hợp.
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!