Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
Chơi cầu lông có giúp tăng chiều cao không?
Thói quen tập luyện mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng của xương, giúp tăng chiều cao nhanh chóng. Một trong những hình thức tập luyện được nhiều trẻ em và thanh thiếu niên ưa chuộng chính là chơi cầu lông. Theo bạn, môn thể thao này mang lại những lợi ích sức khỏe nào? Chơi cầu lông có giúp bạn cải thiện chiều cao nhanh chóng không?
Cầu lông có thực sự giúp tăng chiều cao không?
Chơi cầu lông thường xuyên giúp bạn cao lên nhanh chóng nhờ vào các động tác trong quá trình chơi như: Khom người, nhảy cao, rướn người, đánh cầu, chạy trên sân, với tay… Qua đó, xương được kích thích để dễ dàng kéo dài hơn. Sự tác động lực lên cơ bắp, kéo theo làm căng đĩa tăng trưởng, từ đó thúc đẩy xương phát triển nhanh chóng để tăng thêm chiều cao.
Việc bật nhảy liên tục làm giải phóng cơ xương, tạo điều kiện kéo xa các đầu xương để hình thành xương mới. Chơi cầu lông cũng hỗ trợ cơ thể sản xuất nội tiết tố tăng trưởng - một trong những điều kiện thuận lợi cho chiều cao phát triển.
Chơi cầu lông như thế nào để tăng chiều cao hiệu quả và nhanh chóng?
Độ tuổi phù hợp để chơi cầu lông tăng chiều cao
Cầu lông là môn thể thao đơn giản, dễ chơi, trẻ em và thanh thiếu niên đều có thể học chơi nhanh chóng. Tuy nhiên, với các kỹ thuật bật nhảy, chạy, đánh cầu… trong cầu lông đòi hỏi hệ xương của trẻ phải có sự hoàn thiện nhất định. Trẻ dưới 6 tuổi xương còn yếu, cấu trúc chưa vững để tiếp nhận tốt các lực tác động từ môn cầu lông. Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể bắt đầu học chơi cầu lông để tăng chiều cao hiệu quả hơn. Sở dĩ do lúc này xương của trẻ đã có những phát triển nhất định.
Nên chơi cầu lông mấy lần một tuần để tăng chiều cao tốt nhất?
Thời gian chơi cầu lông cũng quyết định hiệu quả tác động lên sự phát triển của xương. Bạn nên dành ra ít nhất 3 - 5 ngày chơi cầu lông mỗi tuần, nếu có thể sắp xếp thời gian thì duy trì việc tập luyện mỗi ngày. Mỗi buổi chơi nên kéo dài 30 - 60 phút, chia làm 2 - 3 hiệp đấu. Giữa các hiệp nên có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lực, giãn cơ. Cầu lông là bộ môn có thể chơi ở cả trong nhà và ngoài trời.
Trẻ em chơi cầu lông để cải thiện tốc độ tăng chiều cao
Việc chơi cầu lông ngoài trời nhìn chung sẽ mang đến hiệu quả tổng thể hơn. Nếu chọn chơi cầu lông ngoài trời, bạn có thể chơi vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều. Lúc này ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp một lượng vitamin D đáng kể dưới da (thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím). Vitamin D tham gia hỗ trợ hấp thụ canxi để nuôi dưỡng xương. Thời gian chơi cầu lông trong nhà có thể thoải mái hơn, tuy vậy bạn cũng không nên chơi sau 7h tối. Đây là thời gian nghỉ ngơi, ăn uống sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi.
Một số lưu ý khi chơi cầu lông để tăng chiều cao hiệu quả:
-
Khởi động kỹ càng để làm nóng cơ thể trước khi chơi cầu lông giúp bạn hạn chế chấn thương cũng như nhiều sức lực cho buổi chơi.
-
Giãn cơ sau khi chơi và có thời gian nghỉ ngơi giữa trận đấu.
-
Chơi cầu lông làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, cần được bổ sung đầy đủ nước trong và sau khi tập để cân bằng điện giải.
-
Ăn nhẹ trước giờ chơi khoảng 45 phút để có đủ năng lượng chơi thể thao.
-
Chọn trang phục thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi, giày vừa chân để di chuyển thuận lợi.
-
Chọn loại vợt chất lượng, trọng lượng vợt vừa sức cầm.
-
Không đập cầu liên tục khiến bản thân dễ đuối sức.
-
Không chơi cầu lông khi đang có chấn thương.
Kỹ thuật chơi cầu lông đúng cách giúp tăng chiều cao hiệu quả
Kỹ thuật cầm vợt cần chuẩn xác để cổ tay thoải mái và chơi tốt hơn
Cách cầm vợt
Cầm vợt đúng cách giúp bạn chơi cầu lông dễ dàng, đúng kỹ thuật và tránh được những chấn thương ở cổ tay. Bạn cần cầm vợt bằng tay thuận, nắm lấy phần cán của vợt đoạn giữa cán. Như vậy, bạn mới có thể thoải mái dùng lực ở tay để đánh cầu hay đỡ cầu.
Cách đập cầu
Phương pháp đập cầu chính xác giúp bạn dễ dàng giành phần thắng. Dưới đây là một số kiểu đập cầu:
-
Đập cầu bằng tay cầm thuận: Cách này giúp bạn đập cầu thẳng qua sân đối thủ, đánh theo chiều trên xuống hoặc từ dưới lên đều thuận lợi.
-
Bật nhảy đập cầu: Một số trường hợp đối thủ đánh cầu bổng, bạn có thể chọn cách bật nhảy, sau đó đập cầu theo chiều mũi tên đi xuống. Cách đập cầu này thường có tốc độ cầu bay khá nhanh và mạnh, khiến đối thủ khó lòng đỡ cầu dễ dàng.
-
Đập cầu hướng trái tay: Nếu chưa kịp di chuyển hoặc hướng đi của cầu hơi ngược thế, bạn cần chọn nhanh 2 cách: 1 là đưa vợt sang tay trái để đánh cầu, 2 là vòng tay phải qua bên trái, xoay nhẹ người để đánh vợt bằng mặt sau của vợt (hướng cầu lúc này sẽ đi lên).
Cách di chuyển trên sân
Di chuyển đúng cách trên sân giúp người chơi tiết kiệm sức lực, dễ dàng chơi đúng kỹ thuật. Theo các huấn luyện viên cầu lông, người chơi nên chọn cho mình một vị trí cố định, trong suốt thời gian chơi chỉ nên di chuyển sang trái, phải, lên, xuống 1 bước. Điều này giúp cho bạn kiểm soát cầu tốt hơn, khả năng phản xạ với cầu hiệu quả hơn.
Cách giao cầu
Giao cầu cao tay: Đây là kiểu giao cầu nhằm đưa cầu rơi thẳng xuống cuối phần sân bên kia. Như vậy, đối thủ có thể không có cơ hội đỡ cầu. Để làm được điều này, bạn nên giao cầu sang hướng tay không thuận của người đối diện.
Giao cầu thấp tay: Sau khi tung cầu lên, người chơi đợi cầu rơi xuống khoảng dưới thắt lưng, sau đó mới dùng vợt đánh vào cầu để sang sân đối thủ. Giao cầu ở vị trí này thường tốc độ cầu bay không nhanh, do đó, bạn cần dùng một lực đủ mạnh để tránh cầu rơi ở vị trí sân của mình.
Cách giao cầu quyết định hướng đi của cầu
Tư thế đứng
Vị trí và tư thế đứng rất quan trọng trong chơi cầu lông. Có 3 kiểu tư thế đứng khi chơi cầu lông mà bạn cần biết:
-
Tư thế đỡ cầu: Người chơi cần đứng đối diện với lưới, chuẩn bị bằng cách đặt tay cầm vợt và chân cùng phía lên phía trước 1 bước. Thân người lúc này hơi ngả về phía trước, cổ tay cầm vợt đặt trên thắt lưng, tay còn lại giơ lên nhẹ để tạo cân bằng.
-
Tư thế tấn công: Người chơi xoay toàn thân vuông góc với lưới, hai chân mở rộng, tay cầm vợt đặt ở cạnh hông. Khi tấn công, hai tay cùng đưa lên cao để có lực mạnh nhất đánh cầu hướng theo chiều vòng cung xuống sân đối thủ.
-
Tư thế phòng thủ: Người hơi ngả về phía trước, khuỵu nhẹ đầu gối, tay cầm vợt ở vị trí thắt lưng để sẵn sàng đón cầu.
Mẹo bỏ nhỏ cầu
Đây là mẹo chơi cầu lông giúp bạn “đánh lừa” ánh nhìn của đối thủ để giành phần thắng cho mình. Khi đối thủ ở gần lưới, bạn bỏ nhỏ cầu ở khoảng cuối sân, và ngược lại khi đối thủ ở xa lưới, bạn đánh cầu sao cho cầu rơi ngay khi vừa qua lưới. Tùy vào tình huống khi chơi cũng như khả năng phản xạ với cầu mà bạn bỏ nhỏ cho phù hợp.
Những lợi ích khác của chơi cầu lông đối với sức khỏe
Cầu lông mang lại rất nhiều lợi ích từ việc tăng tuổi thọ và khả năng vận động cho đến tăng cường sức khỏe tim mạch và rèn luyện sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Cụ thể một số lợi ích sức khỏe khi chơi cầu lông:
Rèn luyện toàn thân
Chơi cầu lông trong 1 giờ đồng hồ giúp bạn đốt cháy khoảng 450 calo. Các động tác đa dạng, thu hút sự chuyển động toàn thân, đặc biệt phần cơ ở vùng cổ, bắp chân, cánh tay, cổ tay, hông… Qua đó, cơ thể được rèn luyện, nâng cao sức khỏe toàn thân.
Rèn luyện sức khỏe toàn thân với môn thể thao cầu lông
Cải thiện tinh thần
Sau nhiều giờ học tập, làm việc căng thẳng, bạn có thể chơi cầu lông để tận hưởng thời gian thoải mái. Chơi cầu lông giúp giải phóng endorphin – một loại nội tiết tố hạnh phúc. Qua đó, bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng tốt hơn, điều hòa giấc ngủ để ngủ ngon hơn. Chơi cầu lông cũng hạn chế sự ù lì do ngồi một chỗ quá lâu, bạn có thời gian giao lưu bạn bè, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Nâng cao sức khỏe tim mạch
Một trái tim khỏe mạnh là rất quan trọng để đảm bảo cơ thể bạn hoạt động tốt. Chơi cầu lông làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể ngăn khả năng tắc nghẽn mạch máu và cải thiện mức cholesterol tốt. Từ đó, nguy cơ tăng huyết áp (huyết áp cao), đau tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.
Giảm rủi ro bệnh tật
Chơi cầu lông thường xuyên có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 khi trưởng thành. Đồng thời, việc tập luyện làm giảm sản xuất đường trong gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói của cơ thể. Đối với trẻ em và thanh niên, đánh cầu lông cũng như di chuyển quanh sân với tốc độ nhanh có thể hỗ trợ phát triển khối lượng và mật độ xương, làm giảm khả năng loãng xương trong tương lai.
Tăng tuổi thọ
Trong một vài nghiên cứu, nếu chạy bộ và bơi lội giúp tăng tuổi thọ lên hơn 3 năm, chơi bóng đá có thể tăng tuổi thọ lên hơn 4 năm, thì chơi cầu lông sẽ giúp bạn sống lâu hơn đến 6 năm. Đây là thông tin hữu ích để bạn có kế hoạch tập luyện phù hợp cho bản thân.
Chơi cầu lông đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe
Nâng cao sự linh hoạt
Bạn càng lớn tuổi, khả năng vận động của bạn càng trở nên hạn chế hơn. Thế nhưng, chúng ta có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình này bằng cách đảm bảo sự bôi trơn các khớp. Phương pháp hữu ích nhất chính là duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như chơi cầu lông mỗi ngày. Hoạt động này cũng giúp giảm thiểu nguy cơ viêm khớp và các vấn đề về khớp khác, giúp toàn thân trở nên linh hoạt trong thời gian dài.
Trẻ em và thanh thiếu niên muốn cải thiện tốc độ tăng chiều cao nên xây dựng thói quen tập luyện mỗi ngày. Cầu lông sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn đạt được hiệu quả tăng trưởng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, bạn nhớ duy trì chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp bài tập thể dục, ngủ đủ giấc… để sớm có vóc dáng như mong muốn nhé.
- Tin liên quan: Bật nhảy có tăng chiều cao không?
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!