TVBUY Vietnam

Cách chữa bệnh Gout từ rau tía tô [Hiệu quả bất ngờ]

Created at 06/10/2020 | Written by Nguyễn Hoàng | Reviewed by TVBUY Team

Chữa bệnh gout từ rau tía tô là mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng để kiểm soát “bệnh nhà giàu” Gout. Tuy nhiên, liệu lá tía tô có phải là “thần dược” khống chế được gout hay không? Cùng khám phá chủ đề đang được nhiều người quan tâm trong bài viết dưới đây.

Bệnh gout là gì? Có nguy hiểm không?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh gout là dạng viêm khớp phổ biến, gây nên những cơn đau nhức khó chịu ở từng khớp một. Trong cơ thể, khớp ngón chân cái là vị trí dễ bị bệnh gout.

Bệnh gout bùng phát và thuyên giảm liên tục, không có cách chữa trị dứt điểm. Các loại thuốc hỗ giảm đau và chế độ sinh hoạt là phương án kiểm soát bệnh gout được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Triệu chứng của bệnh gout

Những cơn đau do gout gây ra có thể bắt đầu đột ngột và kéo dài trong vài ngày, vài tuần. Sau đó, không có triệu chứng trong vài ngày, vài tuần, thậm chí vài năm trước khi một đợt bùng phát mới bắt đầu. Cơn đau xuất hiện nhiều nhất ở vị trí ngón chân cái, sau đó ảnh hưởng đến mắt cá, đầu gối.

Các triệu chứng bệnh Gout bao gồm:

  • Đau dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái và nhiều khớp khác như: Mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay. Cơn đau nhức dữ dội xuất hiện nghiêm trọng nhất trong khoảng thời gian từ 4-12 tiếng đầu tiên khi bắt đầu xuất hiện cơn đau.
  • Sưng tấy: Khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gout sẽ bị sưng to bất thường, khi ấn tay vào thấy mềm.
  • Đỏ: Vùng khớp viêm tấy đỏ
  • Nóng: Tại vị trí khớp viêm, người mắc bệnh sẽ cảm thấy nóng rát, khó chịu.
  • Vận động khó khăn: Trong thời gian diễn ra cơn đau do gout, chúng ta gặp khó khăn trong việc cử động khớp, hạn chế khả năng đi lại, vận động.

vị trí thường thấy của bệnh gout

Bệnh gout thường xảy ra ở khớp lớn của ngón chân cái

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ axit uric trong máu cao, hình thành các tinh thể urat. Tinh thể urat này tích tụ trong khớp gây ra tình trạng viêm, đau nhức dữ dội. Cơ thể chúng ta sản xuất axit uric khi thủy phân purin. Đây là chất tự nhiên trong cơ thể. Nó cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm: Bít tết, thịt nội tạng, hải sản, đồ uống có cồn…

Thông thường, axit uric có thể hòa tan trong máu, đi qua thận vào nước tiểu và bị đào thải ra ngoài. Nhưng trong trường hợp cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric hoặc thận chỉ có thể bài tiết một lượng nhỏ axit uric. Lượng axit tích tụ lại tạo thành tinh thể urat sắc nhọn như những chiếc kim, tấn công khớp và mô quanh khớp gây ra tình trạng đau, viêm, sưng.

Những nguyên nhân gây tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể:

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều thịt, hải sản, thường xuyên uống rượu, bia, đồ uống có đường - những thực phẩm có nhiều purin, khiến nồng độ axit uric tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Thừa cân, béo phì: Cơ thể bị thừa cân, béo phì sẽ sản sinh ra nhiều axit uric hơn, thận cũng khó đào thải axit uric hơn.
  • Bệnh lý nền: Bệnh huyết áp cao và các bệnh mãn tính như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, các bệnh về tim, thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc lợi tiểu thiazid thường được dùng trong điều trị tăng huyết áp và thuốc giảm đau chống viêm aspirin cũng có khả năng làm tăng nồng độ axit uric.
  • Di truyền: Nếu một trong các thành viên của gia đình bị mắc bệnh gout, nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc bệnh.
  • Tuổi, giới tính: Bệnh gout xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới do nữ giới có nồng độ axit uric thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc gout ở phụ nữ sau mãn kinh cũng khá cao, gần tương đương mức của nam giới. Độ tuổi mắc bệnh gout ở nam giới thường là từ 30 – 50 tuổi.
  • Phẫu thuật, chấn thương: Người vừa trải qua cuộc phẫu thuật, chấn thương có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn do ảnh hưởng của thuốc giảm đau hoặc chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

nguyên nhân gây bệnh gout

Sử dụng rượu bia không kiểm soát là nguyên nhân thường gặp của bệnh gout

Hậu quả do bệnh gout gây ra đối với sức khỏe, cuộc sống

  • Tái phát liên tục: Bệnh gout không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc nhằm giảm tần suất tái phát và mức độ đau. Nếu không được điều trị, bệnh gout có thể gây xói mòn và phá hủy khớp.
  • Bệnh gout thể nặng: Khi không được kiểm soát phù hợp, các tinh thể urat dưới da sẽ tích tụ lại tạo thành các nốt tophi (TOE-fie) xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, gân Achilles dọc theo mắt cá chân. Hạt tophi không gây đau đớn khi bình thường nhưng khi tái phát bệnh gout, nó có thể bị sưng lên và đau nhức.
  • Sỏi thận: Khi tinh thể urat xuất hiện tại đường tiết niệu có thể gây ra sỏi thận. Nếu tích cực điều trị bệnh gout sớm, nguy cơ diễn tiến sang sỏi thận sẽ giảm đáng kể.
  • Kiêng khem trong ăn uống: Chất purin – tác nhân gây tăng lượng axit uric trong cơ thể có trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc với bữa ăn hằng ngày. Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bị gout thường phải kiêng khem các thực phẩm này. Việc này vừa gây bất tiện trong việc ăn uống và thiếu hụt dinh dưỡng, có thể tác động xấu đến sức khỏe.
  • Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống: Trong thời gian bệnh gout tái phát, các cơn đau nhức do gout khiến việc vận động khó khăn, cơ thể khó chịu không tập trung làm việc được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, cuộc sống. Đối tượng nam giới trong độ tuổi lao động lại là nhóm có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Việc này sẽ tác động xấu đến kinh tế gia đình.

Những lưu ý chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh gout

Bệnh gout không thể điều trị dứt điểm. Nếu không may mắc bệnh này, các bạn cần có phương án chăm sóc sức khỏe khoa học để ngăn ngừa sự phát triển nặng hơn của bệnh.

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Giảm thiểu, thậm chí hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều purin như: Nội tạng động vật, thịt bò, dê, ngỗng, cá thu, cá mòi, hải sản, tôm, cua, nấm, giá đỗ, bạc hà, thịt nguội…. Ưu tiên ăn các thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, trái cây tươi.
  • Duy trì cân nặng ở mức cho phép: Khi cân nặng quá cao có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng nhanh. Do đó, khi mắc bệnh gout, cần duy trì cân nặng ở ngưỡng cân đối, không ăn quá nhiều khiến cân nặng tăng nhanh. Chế độ ăn uống hằng ngày nên giảm tinh bột, chất béo, đạm và tăng cường tập luyện thể thao.
  • Uống nhiều nước, hạn chế bia rượu: Uống nhiều nước sẽ làm giảm nguy cơ hình thành các tinh thể muối urat trong khớp xương. Trong khi đó, sử dụng bia rượu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều axit lactic. Loại axit này sẽ tranh giành sự ưu tiên với axit uric trong quá trình đào thải qua thận, tăng sự tích tụ axit uric gây ra bệnh gout. Do đó, nếu bị gout nên kiêng sử dụng rượu bia.
  • Tập luyện thể thao: Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp và duy trì cân nặng ở ngưỡng phù hợp, giúp cơ thể nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trong thời gian bệnh gout tái phát, không nên vận động mạnh sẽ làm cá tinh thể urat đọng lại tại khớp, gây đau nhức nghiêm trọng.

Lá tía tô là gì? Lá tía tô có chữa được bệnh gout không?

Lá tía tô là gì? Công dụng của lá tía tô

rau tía tô

Rau lá tía tô có nhiều công dụng với sức khỏe trong đó có chữa bệnh Gout

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructe, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Mỗi bộ phận của loại cây này lại có những cái tên khác nhau:Tía tô là cây thân thảo, chiều cao trung bình 0.5-1m, phát triển quanh năm. Thân cây mọc thẳng đứng, có một lớp lông mềm bao quanh. Lá cây hình quả trứng, màu tím hoặc xanh tím, viền lá có răng cưa lớn, bề mặt lá có lông mềm.

Lá tía tô chứa hàm lượng dầu khoảng 40%, trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa là axit alpha-linolenic, 0.2% tinh dầu và các thành phần khác như xeton, aldehyde, furan, hydrocacbon… Nhờ thành phần hóa học này, lá tía tô được sử dụng để hỗ trợ chữa bệnh:

  • Giải cảm: dùng lá tía tô rửa sạch, cho vào cháo trắng, ăn trong lúc cháo nóng sẽ giúp ra mồ hôi nhanh, giải cảm. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng lá tía tô ngâm với nước muối sau đó vớt ra giã nát rồi cho nước sôi vào, lọc lấy nước uống.
  • Chữa rôm sảy: dùng lá tía tô ngâm với nước muối, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, đun sôi lên và tắm cho trẻ.
  • Chữa sưng vú: Lá tía tô rửa sạch, đun sôi với nước, dùng nước để uống còn lá đắp trực tiếp lên vú. Sử dụng kiên trì sẽ giảm hẳn tình trạng sưng vú.
  • Bệnh tim: Tinh dầu tía tô có khả năng ngăn ngừa huyết khối, phòng ngừa các cơn đau tim, đột tử. Axit béo không bão hòa trong lá tía tô đóng vai trò là chất chống oxy hóa giảm mức cholesterol xấu – nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, bệnh tim.
  • Đau dạ dày: Tanin và glucosid trong lá tía tô có thể giúp chống viêm, hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày. Để khắc phục bệnh dạ dày bằng lá tía tô, các bạn có thể dùng lá sắc nước và uống hằng ngày.
  • Trị viêm khớp dạng thấp: Tại những vị trí khớp bị đau nhức, các bạn giã lá tía tô và đắp lên. Nếu được, hãy kết hợp đắp và uống nước lá tía tô để tình trạng đau nhức thuyên giảm nhanh.
  • Làm đẹp: Phụ nữ Nhật Bản thường dùng lá tía tô nấu nước tắm và nấu lấy nước uống để làm trắng da, giúp da mịn màng, rạng rỡ.

Lá tía tô có chữa được bệnh gout không?

Kinh nghiệm dân gian tương truyền lại lá tía tô có thể hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra. Thực tế, nhiều người trong chúng ta vẫn sử dụng lá tía tô để khắc phục bệnh gout. Liệu đây có phải là phương án hợp lý để “sống chung” với bệnh gout một cách dễ dàng hơn không?

Một số nghiên cứu khoa học của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng có bốn chất khác nhau có trong cây tía tô có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase. Enzyme này thúc đẩy sự hình thành axit uric và bằng cách ngăn chặn nó, mức độ axit uric có thể được giữ ở mức thấp. Nhờ đó, có thể hỗ trợ kiểm soát được các cơn đau do gout gây ra và giảm tần suất tái phát bệnh gout. Tờ Daily Mail của Anh từng đưa tin về một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị Dược phẩm Manchester cho thấy ăn tía tô tươi có thể làm giảm bệnh gút và đau khớp.

Những cách hỗ trợ kiểm soát bệnh gout bằng lá tía tô

  • Uống nước lá tía tô: Sử dụng một ít lá tía tô, rửa sạch bằng nước muối và đun sôi với nước khoảng 15 phút. Uống nước lá tía tô sẽ giảm các triệu chứng sưng, đau do gout gây ra.
  • Dùng lá tía tô sắc lấy nước uống hỗ trợ điều trị bệnh gout
  • Đắp lá tía tô: Dùng lá tía tô rửa sạch, đem giã nát rồi đắp vào vị trí khớp bị đau, sưng, viêm do gout. Sau một thời gian, triệu chứng đau sẽ có sự chuyển biến tích cực.
  • Ngâm chân trong nước lá tía tô: Dùng lá tía tô nấu với nước, dùng nước này để ngâm chân khoảng 30 phút có thể giúp giảm thiểu cơn đau do gout gây ra.
  • Sử dụng rau tía tô để ăn sống: Lá tía tô có thể được sử dụng làm một loại rau sống để sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày hoặc mỗi khi bệnh gout tái phát.  

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Lá tía tô mang lại nhiều công dụng sức khỏe, làm đẹp. Tuy nhiên, lạm dụng lá tía tô hoặc sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn:

  • Người hay ra mồ hôi, cảm nóng: Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, cần cẩn trọng khi sử dụng lá tía tô vì nó sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Sử dụng lượng lớn lá tía tô khi đang mang thai có thể gây tăng huyết áp, gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.
  • Người có cơ địa nhạy cảm: Nếu có cơ địa nhạy cảm, tiền sử dị ứng, sử dụng lá tía tô có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu không gặp phản ứng nào, chúng ta mới dần dần tăng lượng lá tía tô và tần suất sử dụng lên.
  • Người muốn chữa bệnh: Trước khi quyết định sử dụng lá tía tô để chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý mãn tính như gout, tim mạch, đau dạ dày… các bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng phù hợp.

Lá tía tô mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe, sắc đẹp, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh gout, cải thiện tình trạng bệnh tích cực. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn công dụng, lợi ích của lá tía tô, từ đó có phương án sử dụng loại lá này hợp lý.

Blog sức khỏe
Cách tính BMI (chỉ số khối cơ thể) và tiêu chuẩn BMI cho từng quốc gia

BMI (Body mass Index) chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức BMI=W (kg)/H²(m) là chỉ số đáng tin cậy về sự béo gầy của một người, chỉ số này rất quan trọng để theo dõi sức khỏe...

23/12/2019 | Nguyễn Hoàng
TVBUY: Thương hiệu uy tín về thực phẩm chức năng

TVBUY cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất cho khách hàng đã thông qua kiểm duyệt của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.

02/10/2015 | TVBUY Team
#13 Trái cây giàu Vitamin C tốt cho sức khỏe

Trong cuộc hành trình vĩnh cửu của sức khỏe con người, Vitamin C như một nguồn năng lượng tinh tế, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ đóng vai trò là một vị cứu tinh mạnh mẽ cho hệ miễn dịch, Vitamin C còn là chất xúc tác quan trọng trong nhiều quá trình sinh học, là nền móng của sức khỏe và sự sống động trong từng hơi thở, từng bước chân của chúng ta. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo cung cấp đủ Vitamin C cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày? Hãy cùng khám phá những bí mật đằng sau Vitamin C và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe của mỗi người.

27/02/2024 | TVBUY Team
Đẳng cấp của
sự khác biệt
chung-nhan-csi-small
Tháng 11/2017, TVBUY vinh dự được cấp chứng nhận CSI - “Doanh nghiệp xuất sắc” được nhiều khách hàng hài lòng trong lĩnh vực phân phối thực phẩm chức năng. Đây là phần thưởng xứng đáng khẳng định những nỗ lực, phấn đấu và cải tiến không ngừng nghỉ trong quá trình thành lập và phát triển của TVBUY.
Với phương châm hoạt động “Vì sức khỏe vàng của người Việt”, TVBUY cam kết mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt nhất cho người tiêu dùng. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm đều có xuất xứ từ những tập đoàn danh tiếng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn Quốc Tế như cGMP.
Tất cả các sản phẩm của TVBUY đều được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ, được Cơ quan Quản lý Nhà nước tại Việt Nam cấp giấy xác nhận công bố lưu hành trên toàn quốc.
up