Bạn đang dành nỗ lực để tìm cách tăng chiều cao của mình, nhưng dường như bị mất trong rừng thông tin trên internet? Đừng lo lắng, bạn không phải một mình trong cuộc đua này. Có lẽ những câu hỏi như "Làm thế nào để tăng chiều cao?" hoặc "Có cách nào để phát triển chiều cao nhanh chóng không?" đang chiếm lĩnh suy nghĩ của bạn. Điều này hoàn toàn hiểu được với sự quan tâm không ngừng nghỉ về vẻ bề ngoài và ấn tượng cá nhân. Và đây là tin tốt, đặc biệt là nếu bạn vẫn còn ở giai đoạn phát triển, có rất nhiều cơ hội để tăng chiều cao một cách đáng kể. Hãy cùng tìm hiểu và thử áp dụng những gợi ý tích cực dưới đây để thấy sự thay đổi rõ rệt trong chiều cao của bạn.
21 tuổi còn tăng chiều cao được không?
21 tuổi còn tăng chiều cao được không? Làm thế nào để cải thiện chiều cao nhanh chóng và hiệu quả ở tuổi 21? Đây chính là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ trong bối cảnh chiều cao lý tưởng trở thành lợi thế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt đối với các bạn sở hữu vóc dáng “khiêm tốn” ở độ tuổi này. Bài viết dưới đây của TVBUY sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác và gợi ý cho bạn một số phương pháp chăm sóc sức khỏe nói chung và chiều cao nói riêng nhé.
Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?
Chiều cao của chúng ta có 3 giai đoạn phát triển chính: Giai đoạn bào thai - 1000 ngày đầu đời - Tuổi dậy thì. Sau khi dậy thì kết thúc, bạn có khoảng 2 - 3 năm để tiếp tục cao lên với tốc độ chậm hơn rồi ngừng hẳn. Thời điểm ngừng dậy thì ở nữ khoảng 15 - 17 tuổi, ở nam là 16 - 18 tuổi. Nhìn chung, chiều cao không tăng thêm sau 20 tuổi. Một số rất ít trường hợp cao lên ngoài 20 tuổi, chủ yếu là nam giới dậy thì muộn và có chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi nghiêm ngặt.
Một cách khác để kiểm tra khả năng tăng chiều cao ngoài 18 tuổi thông qua phim chụp X-Quang phần đầu xương. Nếu sụn tăng trưởng còn mở (hoạt động) chứng tỏ xương vẫn đang phát triển. Ngược lại, sụn tăng trưởng đóng (ngừng hoạt động) thì đồng nghĩa với việc cốt hóa xương, chiều cao không tăng thêm.
Bạn có thể hiểu rằng, khi đã ngoài 20 tuổi, do sự thay đổi về nội tiết tố của cơ thể sau dậy thì, các đĩa/sụn tăng trưởng (vùng sụn nằm ở vị trí cuối xương dài) ngừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa xương chính thức ngừng tăng thêm về chiều dài, bắt đầu cốt hóa để cố định chiều cao.
Chiều cao liệu có tăng thêm sau tuổi 21?
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có thể tăng chiều cao ở tuổi 21 không?
Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe đang được nhiều người tin dùng trong cuộc sống hiện đại và bận rộn. Chúng tồn tại dưới dạng viên uống, nước, siro… có tác dụng chăm sóc sức khỏe cho con người. Ngoài các sản phẩm hỗ trợ phát triển trí não, làm đẹp da, sinh lý nam/nữ…, không thể không kể đến tác dụng tăng chiều cao.
Các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng chiều cao chất lượng có tác dụng bổ sung nhóm dưỡng chất tham gia vào quá trình tăng trưởng. Những chất này có thể kể đến: Canxi, vitamin D, vitamin K, collagen type 2, magie, phốt pho, kẽm, sắt… hoặc được thêm vào một số nhóm thảo dược tốt cho cơ thể. Việc sử dụng những sản phẩm này giúp tăng tốc độ phát triển chiều cao trong điều kiện bạn còn khả năng tăng trưởng tự nhiên, đúng nhóm đối tượng hướng đến, sản phẩm đã được kiểm định an toàn và chất lượng…
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao được quảng cáo mang lại hiệu quả ở lứa tuổi ngoài 20. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ở độ tuổi 21, bạn gần như không thể cao thêm. Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ không còn tác dụng cải thiện chiều cao. Người tiêu dùng cần tỉnh táo khi chọn lựa sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đúng đối tượng sử dụng, an toàn cho cơ thể.
Cẩn thận trước thông tin tăng chiều cao sau tuổi 21 nhờ sản phẩm hỗ trợ
Có cách nào để tăng chiều cao sau tuổi 21 không?
Dù không còn khả năng chiều cao tự nhiên sau tuổi 21, bạn vẫn có thể đạt được vóc dáng như mong muốn bằng một số cách sau đây. Hãy cùng tham khảo và lựa chọn một phương pháp phù hợp nhé.
Tập luyện mỗi ngày
Trong quá trình phát triển chiều cao, thói quen thường xuyên vận động, thể dục thể thao quyết định đến 20% kết quả tăng trưởng. Ngoài tác động trực tiếp đến sự kéo dài của xương, tập thể dục thể thao còn thúc đẩy khả năng sản sinh nội tiết tố tăng trưởng và tạo ra những điều kiện tuyệt vời giúp xương phát triển tốt hơn. Ở độ tuổi 21, khi bạn không còn khả năng tăng chiều cao tự nhiên nữa, việc tập luyện mang đến nhiều lợi ích như:
-
Chăm sóc xương khớp khỏe mạnh, săn chắc cơ bắp.
-
Bảo vệ và nâng cao sức khỏe tổng thể.
-
Hạn chế các vấn đề tiêu cực ở hệ thống xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương.
-
Thư giãn tinh thần, giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian học tập, làm việc.
-
Duy trì vóc dáng cân đối.
Xương chắc khỏe giúp bạn vui sống mỗi ngày, đề phòng được những tác động xấu tới hệ xương khiến chiều cao bị ảnh hưởng. Hãy duy trì 45 - 60 phút tập luyện mỗi ngày với những bài tập phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Tham khảo một số hình thức tập như: Yoga, bơi lội, đạp xe, nhảy dây, chạy bộ, chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá…
Cân bằng dinh dưỡng
Bữa ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao hiện tại, điều này giúp bạn dù cao “khiêm tốn” nhưng vẫn ưa nhìn. Tỷ lệ chuẩn giữa cân nặng và chiều cao cũng là điều kiện giúp bạn có vóc dáng cân đối hơn. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học là tiền đề cho một sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai, hạn chế các vấn đề về xương khớp.
Ăn uống khoa học để giữ xương khớp khỏe mạnh
Hãy xây dựng thực đơn cụ thể với các bữa ăn được tính toán hàm lượng hợp lý mỗi ngày. Bữa ăn đầy đủ với các loại vitamin và khoáng chất, tinh bột, đạm, chất béo lành mạnh. Tùy vào tình trạng cân nặng mà bạn có sự bổ sung dinh dưỡng khác nhau. Ngoài các món ăn chính, bữa ăn cần được bổ sung thêm rau củ, trái cây để đảm bảo chất xơ.
Thực hiện tư thế chuẩn
Khi chúng ta đứng thẳng, chiều cao cũng trở nên tốt hơn. Nếu bạn đang đau đầu vì vóc dáng nhỏ bé, hãy bắt đầu bằng một tư thế chuẩn khi đi, đứng, ngồi để trông cao hơn trong mắt người nhìn. Qua đó, bạn luôn phải giữ đầu, lưng, cổ trên một đường thẳng. Điều này cũng giúp sức khỏe xương khớp tốt hơn, hạn chế cong vẹo cột sống.
Phẫu thuật tăng chiều cao
Đây là một dạng phẫu thuật nhằm kéo dài chân, đồng nghĩa với tăng chiều cao. Trước đây, phẫu thuật này được chỉ định cho các vấn đề y khoa như chân vòng kiềng, chân thấp chân cao hoặc các chấn thương ở chân. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người cũng thực hiện phẫu thuật nhằm cải thiện chiều cao. Độ tuổi được bác sĩ khuyên làm phẫu thuật là 20 – 30 tuổi, sở dĩ do lúc này xương đã có một sự phát triển hoàn thiện và chưa đến giai đoạn lão hóa.
Kỹ thuật hiện đại cho phép bác sĩ cắm đinh cố định trong ống tủy và đầu xương ở cẳng chân hoặc đùi hoặc cả hai. Không chỉ kéo dài xương, các bộ phận da, gân, cơ, mạch máu cũng giãn ra. Do đó, bạn sẽ không thể hoạt động chân ngay sau phẫu thuật mà phải nằm bất động một thời gian dài, sau đó thực hiện vật lý trị liệu. Trong và sau khi kéo dài chân, người bệnh cần sử dụng thuốc bao gồm thuốc giảm đau, kháng sinh, chống nhiễm trùng, giảm phù nề… và đau đớn sau phẫu thuật là điều khó tránh khỏi.
Phẫu thuật tăng chiều cao có thể xảy ra nhiều biến chứng và đau đớn
Con số chiều cao có thể tăng lên nhiều nhất là 16,5cm với 8 – 8,5cm ở cẳng chân và 8cm ở đùi. Thế nhưng không phải ai cũng có thể cao thêm như này, tùy vào tình trạng cơ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp để giảm biến chứng. Thời gian phục hồi hoàn toàn khoảng vài tháng đến 1 năm. Trong suốt thời gian này, bạn cần tập vật lý trị liệu, tránh hoạt động mạnh.
Nếu bạn có ý định làm phẫu thuật tăng chiều cao, bạn nên tham khảo một số rủi ro và những biến chứng có thể xảy ra như:
-
Biến dạng khớp, trật khớp.
-
Gãy xương do va đập hoặc đi lại quá sớm.
-
Lệch trục khiến xương cẳng chân, xương đùi bị lệch ra trước hoặc sau.
-
Dị ứng thuốc do sử dụng quá nhiều loại thuốc khác nhau trong thời gian hồi phục.
-
Dây thần kinh và mạch máu không kịp phục hồi gây tê liệt bàn chân.
Việc can thiệp phẫu thuật mặc dù có khả năng tăng thêm chiều cao nhưng rủi ro đối mặt với biến chứng, chi phí phẫu thuật cao, thời gian phục hồi lâu, cộng thêm nhiều đau đớn. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng, kiểm tra sức khỏe bản thân kỹ lưỡng, chấp nhận những xác suất về biến chứng và chuẩn bị tài chính trước khi làm phẫu thuật.
Khéo léo lựa chọn trang phục
Bằng cách phối hợp trang phục một cách khéo léo, bạn hoàn toàn có thể “ăn gian” chiều cao. Dưới đây là một số loại trang phục giúp bạn tạo tỷ lệ chuẩn cho thân hình hiện tại, phần nào giúp bạn trông cao hơn chiều cao thực tế:
-
Các loại áo, chân váy, quần có họa tiết sọc dọc giúp phần thân người, đôi chân trở nên thon gọn và dài hơn trong mắt người nhìn.
-
Áo hoặc váy có cổ chữ V giúp phần cổ dài hơn, thân người trong thoáng và gọn gàng hơn.
-
Váy có phần nhấn ở eo (nơ, thắt lưng, bèo nhún, bo chun…) cũng giúp phần eo nhỏ nhắn và tỷ lệ thân trên - thân dưới cân đối hơn.
-
Các loại chân váy chữ A trên đầu gối hoặc dài gần mắt cá chân.
-
Quần hoặc chân váy có phần cạp cao giúp phân chia tỷ lệ cơ thể lý tưởng hơn.
-
Áo ngắn hoặc đóng thùng phần áo, dành cho quần/chân váy cạp cao.
-
Màu sắc trang phục nhẹ nhàng, không lòe loẹt.
-
Họa tiết trang phục đơn giản, bản nhỏ, không quá rườm rà.
-
Kích thước trang phục vừa vặn, tránh quá to hoặc quá nhỏ sẽ khiến bạn trông càng nhỏ bé hơn.
-
Giày cao gót cho nữ, giày có phần đế cao cho nam.
-
Phụ kiện đi kèm (cà vạt, nơ, túi xách…) có kích thước tỷ lệ thuận với chiều cao hiện tại.
Lựa chọn trang phục hợp lý giúp bạn trông có vẻ cao và gọn gàng hơn
Nếu muốn đạt chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động mỗi ngày, nghỉ ngơi hợp lý… trước tuổi dậy thì. Trường hợp đã ngoài 21 và không nhận được chiều cao như mong muốn, bạn chỉ có thể áp dụng các mẹo nhỏ từ trang phục, sinh hoạt hằng ngày để có vóc dáng cân đối. Bên cạnh đó, bạn nhớ luôn giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe xương khớp nhé.
- Tin liên quan: 16 tuổi còn tăng chiều cao không?
Vận động thể dục, thể thao là phương pháp rèn luyện thân thể giúp nâng cao sức khỏe, hỗ trợ xương khớp. Vậy việc tập luyện thường xuyên có giúp tăng chiều cao hay không? Để hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của việc tập luyện đối với chiều cao, hãy cùng tham khảo ngay các bài tập giúp tăng chiều cao trong 1 tuần mà TVBUY chia sẻ dưới đây nhé!
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn có thể cho bạn biết con bạn có chiều cao và cân nặng chuẩn so với những đứa trẻ khác như thế nào. Bằng cách theo dõi sự tăng trưởng của con bạn, bác sĩ có thể cho biết liệu bé đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh hay thiếu cân hoặc thừa cân., từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời. Hãy cùng TVBUY theo dõi thông tin chi tiết bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi mà TVBUY chia sẻ sau đây nhé!