Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối và hướng điều trị
Đau khớp gối, khó vận động ở gối, có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối mà bạn không nên xem thường, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối và hướng điều trị
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp ở đầu gối bị hao mòn, đây là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp. Từ đó sinh ra các biểu hiện của thoái hóa khớp như thay đổi hình thái, sinh hóa, mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai và hốc xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp gối phát triển một cách âm thầm, các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên người bệnh rất khó để phát hiện sớm.
Phân loại các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp
Dựa vào hình ảnh X – Quang theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của Kellgren và Lawrence, các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp được phân loại như sau:
Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này khe khớp gần như bình thường, sụn khớp chưa có dấu hiệu bào mòn, các chức năng hoạt động khớp vẫn diễn ra bình thường, tuy nhiên xuất hiện gai xương nhỏ.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần thay đổi lối sống và kiểm soát cân nặng hợp lý, thay đổi các thói quen xấu tác động lên khớp như ngồi quá nhiều, đứng nhiều hoặc mang vác các vật nặng quá sức.
Giai đoạn thứ hai
Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng và các bác sĩ có thể thấy một số dấu hiệu hao mòn.
Lúc này, người bệnh có thể bị cứng khớp hoặc đau nhức ở khớp. Khu vực xung quanh khớp gối có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu và cứng sau khi ngồi trong một thời gian dài. Trên hình ảnh chụp X – Quang, chúng ta sẽ nhìn thấy khe xương rõ hơn, khe khớp hẹp nhẹ.
Giai đoạn thứ ba
Đây là giai đoạn mà chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương với kích thước vừa, lớp sụn khớp bao bọc đầu xương bị bào mòn nhiều, đặc xương dưới sụn, có thể biến dạng bề mặt khớp.
Giai đoạn thứ tư
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối, các triệu chứng xuất hiện rất rõ ràng. Khoảng giữa các xương trong khớp tiếp tục bị thu hẹp dẫn đến sụn bị phá vỡ mạnh hơn. Khi chụp X – Quang sẽ thấy sụn khớp đã bị hao mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại một ít.
Ở giai đoạn thứ 4, sụn đã giảm đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn.
Bên cạnh đó tình trạng cứng khớp xuất hiện nhiều hơn, chất nhầy xung quanh khớp cũng giảm dần. Ma sát trong khớp xảy ra nhiều gây đau nhức khó chịu, nhất là khi di chuyển. Nếu người bệnh không được điều trị tốt, xương có thể bị biến dạng, đau nhức do hao mòn sụn không đối xứng.
Hướng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tận gốc
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh mạn tính, do đó việc điều trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp. Trong trường hợp cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp tây y để giảm nhanh cơn đau. Đồng thời kết hợp với các biện pháp trị liệu như châm cứu, bấm huyệt…Tùy theo mức độ tổn thương khớp mà phác đồ điều trị mỗi người sẽ khác nhau.
Hiện nay, biện pháp dùng các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có tác động vào căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ đối với cơ thể đang là xu hướng được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tốt.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối phải kết hợp nhiều biện pháp.
Như chúng ta đã biết, sụn và xương dưới sụn là hai thành phần chính giúp chúng ta duy trì tốt chức năng vận động, nên khi sụn và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến thoái hóa khớp gối. Do đó, khi chọn các sản phẩm hỗ trợ xương khớp, chúng ta cần quan tâm đến việc chăm sóc và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn để bảo vệ toàn diện sức khỏe hệ cơ, xương, khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối từ gốc.
Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần thiên nhiên tốt cho hệ xương khớp như: Vitamin C, Vitamin D3, Collagen Type II, Chondroitin Sulfate Sodium (sụn vi cá mập), Turmeric Root Extract (chiết xuất nghệ tươi), Boswellia Serrata Extract (Nhũ hương), Ginger Root (tinh chất gừng), Grapeseed Extract (chiết xuất hạt nho)... Các thành phần này không chỉ có tác dụng giảm đau xương khớp mà còn giúp tái tạo sụn và xương dưới sụn.
- Với sụn khớp: Kích thích các mô sụn tăng sản sinh các chất căn bản là Collagen Type II – đây là thành phần rất quan trọng giúp định hình cấu trúc mô sụn, có tác dụng tăng độ bền cũng như tính đàn hồi tốt, tăng độ dẻo dai và làm giảm các tổn hại cho sụn khớp.
- Với xương sụn: Tăng mật độ khoáng chất của xương, giúp xương chắc khỏe hơn, giảm đau hiệu quả, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng sức bền và độ dẻo dai cho xương khớp.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và làm việc phù hợp. Hạn chế vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, không sử dụng các chất kích thích… để tăng nhanh hiệu quả chữa bệnh.