Ăn nhiều thịt có giúp tăng chiều cao không?
Thịt là một nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất không thể thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ em và thanh thiếu niên đang phát triển chiều cao. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày có thể sẽ phản tác dụng ban đầu. Vậy hàm lượng thịt nên ăn mỗi ngày là bao nhiêu? Nên ăn loại thịt nào để giúp cải thiện chiều cao hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây của TVBUY nhé!
Ăn nhiều thịt có giúp tăng chiều cao không?
Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt
Thịt mang đến nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng dưỡng chất của thịt có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thịt, cách bảo quản và phương pháp chế biến được áp dụng. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng phổ biến được tìm thấy trong thịt:
Ăn thịt như thế nào để tăng chiều cao hiệu quả?
- Protein: Thịt là một nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời, cần thiết cho quá trình xây dựng và sửa chữa các mô, enzyme và nội tiết tốt trong cơ thể.
- Chất béo: Thịt chứa lượng chất béo khác nhau và loại chất béo phụ thuộc vào chế độ ăn cũng như loại động vật. Một số loại thịt có hàm lượng chất béo bão hòa cao hơn, trong khi những loại thịt khác có thể chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn.
- Vitamin B: Thịt cung cấp vitamin nhóm B đặc biệt là B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B6 (pyridoxine), B12 (cobalamin)... Những vitamin này góp phần chuyển hóa năng lượng và cải thiện chức năng của tế bào.
- Vitamin A: Quan trọng đối với thị lực, chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.
- Vitamin D: Giúp hấp thụ canxi và phốt pho cho sức khỏe của xương, thúc đẩy phát triển xương.
- Vitamin E: Một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- Sắt: Là thành phần thiết yếu của huyết sắc tố trong hồng cầu, rất quan trọng cho quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể.
- Kẽm: Quan trọng đối với chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương và các phản ứng enzyme khác nhau.
- Selen: Một khoáng chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Phốt pho: Quan trọng đối với sức khỏe của xương và chuyển hóa năng lượng.
- Magie: Đóng vai trò hỗ trợ chức năng cơ bắp, dẫn truyền thần kinh và sức khỏe của xương.
- Creatine: Được tìm thấy trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ, creatine rất quan trọng để cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong thời gian ngắn của hoạt động thể chất cường độ cao.
Ăn nhiều thịt ảnh hưởng như thế nào tới chiều cao?
Mặc dù thịt chứa protein, vitamin D, kẽm, magie, phốt pho… những chất quan trọng cho sự tăng trưởng, thế nhưng tiêu thụ quá nhiều thịt không có lợi cho phát triển xương. Thậm chí, ăn nhiều thịt mỗi ngày có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Ví dụ, tiêu thụ quá nhiều thịt giàu chất béo có thể gây thừa cân hoặc béo phì, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, bao gồm cả khả năng phát triển của xương.
Ăn thịt nhiều không tốt cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Lợi ích của thịt đối với sức khỏe
Cung cấp năng lượng
Thịt chủ yếu bổ sung protein, giúp cơ thể được cung cấp năng lượng đáng kể. Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo… đặc biệt phần nạc là thức ăn không thể thiếu đối với những bạn thường xuyên tập luyện. Năng lượng từ thịt giúp bạn dễ dàng tham gia các hoạt động thể chất trong ngày với hiệu suất tối ưu.
Bổ sung dinh dưỡng
Thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin B6, niacin... Những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể, chẳng hạn như vận chuyển oxy, hỗ trợ miễn dịch, chuyển hóa năng lượng và chức năng thần kinh.
Phục hồi cơ bắp
Protein trong thịt giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ phục hồi sau khi tập luyện. Chế độ ăn có thịt, đặc biệt là phần nạc của thịt góp phần hỗ trợ cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt tình trạng căng cơ trong và sau khi tập luyện. Phương pháp chế biến thịt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả này nên bạn chú ý nấu thịt đúng cách, hạn chế sử dụng dầu mỡ và gia vị khi chế biến để bảo toàn giá trị dinh dưỡng.
Hỗ trợ các chức năng của cơ thể
Ăn thịt đúng cách, đủ lượng khuyến nghị có thể hỗ trợ nhiều chức năng cơ thể như sau:
- Xây dựng và sửa chữa cơ bắp: Thịt là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, cung cấp các axit amin cần thiết để xây dựng và sửa chữa cơ bắp. Điều này quan trọng đối với việc tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ thể.
- Hỗ trợ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của cơ thể được hỗ trợ bởi các thành phần dinh dưỡng có trong thịt, bao gồm kẽm và selen. Những chất này có vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ chức năng thần kinh: Thịt động vật là một nguồn tốt của vitamin B12, một vitamin cần thiết cho chức năng thần kinh và sự hình thành hồng cầu.
- Cung cấp sắt heme: Sắt heme - một loại sắt tự nhiên và dễ hấp thụ được tìm thấy trong thịt động vật, cung cấp sắt hiệu quả hơn cho cơ thể.
- Hỗ trợ sức khỏe xương: Thịt cũng cung cấp các khoáng chất quan trọng như phốt pho và magie, giúp hỗ trợ sức khỏe xương và răng chắc khỏe.
- Giúp duy trì cân nặng và sự cân bằng dinh dưỡng: Đối với một số người, việc bổ sung thịt với hàm lượng vừa đủ, ăn đúng cách và biết cách kết hợp thực phẩm lành mạnh khác có thể giúp duy trì cân nặng và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Trẻ ăn thịt đúng cách sẽ nâng cao sức khỏe và khả năng phát triển thể chất.
Ăn quá nhiều thịt có gây hại cho cơ thể không?
- Gây bệnh tim mạch: Một số loại thịt có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, kéo theo nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
- Mất nước: Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu protein như thịt có thể khiến thận sản xuất nước tiểu cô đặc hơn, gây mất nước. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe, như giảm mức năng lượng, làn da yếu hơn, tăng cảm giác thèm ăn và thậm chí là dễ bị chuột rút khi vận động.
- Các vấn đề tiêu hóa: Ăn nhiều thịt thay cho carbohydrate có thể dẫn đến táo bón vì thịt không cung cấp chất xơ. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột cần carbohydrate phức tạp để phát triển, đặc biệt là chất xơ từ trái cây, rau và ngũ cốc. Chế độ ăn giàu protein từ thịt có thể kéo theo tình trạng hoạt động kém của các vi khuẩn này.
- Sỏi thận: Protein từ động vật chứa đầy các hợp chất gọi là purin, chúng sẽ phân hủy thành axit uric. Quá nhiều axit uric làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Giảm thị lực: Tiêu thụ nhiều thịt đỏ có khả năng tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân số một gây mù lòa ở người lớn tuổi. Chất béo bão hòa trong thịt được cho là có hại cho các mạch máu nhỏ của mắt. Hóa chất như nitrosamine trong một số loại thịt chế biến sẵn cũng chính là thủ phạm gây hại cho mắt.
- Yếu xương: Lượng protein nạp vào quá cao có thể làm tăng lượng canxi bị mất đi trong nước tiểu, canxi là chất cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe.
- Tăng cân không lành mạnh: Nếu bạn ăn nhiều thịt hơn mức khuyến nghị, cơ thể sẽ không lưu trữ chúng dưới dạng protein mà sẽ chuyển sang tích tụ dưới dạng chất béo. Ăn quá nhiều thịt kết hợp với thói quen lười vận động sẽ khiến bạn tăng cân nhanh, dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
- Tăng nguy cơ ung thư: Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng do có liên quan đến lượng chất béo bão hòa có trong thịt.
Những điều cần lưu ý khi ăn thịt để tăng chiều cao
Ăn một lượng vừa phải
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ăn 1 khẩu phần thịt mỗi ngày, trong đó ½ khẩu phần đến từ phần nạc của thịt. Khẩu phần thịt tiêu chuẩn thường là:
- Không quá 65g thịt đã nấu chín hoặc 90g thịt sống đối với thịt bò/cừu/dê/lợn.
- Không quá 80g thịt gà nấu chín hoặc 100g thịt sống.
Đồng thời, lượng khuyến nghị tối đa được đưa ra để đảm bảo lành mạnh cho cơ thể đang phát triển là 450g thịt nạc nấu chín mỗi tuần. Bạn hạn chế thịt chế biến sẵn (chẳng hạn như giăm bông và thịt xông khói) để tránh một số rủi ro sức khỏe liên quan đến việc ăn những thực phẩm này.
Ăn thịt kèm rau củ giúp bạn cân bằng dinh dưỡng.
Áp dụng phương pháp chế biến lành mạnh
Bạn nên ưu tiên các phương pháp chế biến không hoặc ít sử dụng dầu mỡ và gia vị như hấp, luộc. Một số phương pháp chế biến sau đây cũng giúp bạn cắt giảm chất béo có trong thịt:
- Nướng thịt, thay vì chiên.
- Tránh thêm mỡ hoặc dầu khi nấu thịt.
- Nướng thịt trên giá kim loại phía trên hộp nướng để chất béo có thể chảy ra.
- Nấu thịt ở nhiệt độ phù hợp để tránh làm biến đổi chất.
- Ăn thịt cùng rau củ, thêm thịt vào các món hầm, cà ri để thay thế bổ sung protein từ thịt bằng protein từ các loại củ, đậu, hạt…
- Không ăn thịt đã để tủ lạnh quá lâu hoặc quá hạn sử dụng.
Bảo quản thịt đúng cách
Bảo quản thịt đúng cách giúp bạn ngăn chặn tình trạng lây lan vi khuẩn và tránh bị ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số cách bảo quản thịt khoa học:
- Bảo quản thịt sống trong hộp kín hoặc túi zip kín, sạch trong ngăn đá tủ lạnh.
- Rã đông bằng cách cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh.
- Thịt đã chế biến nhưng chưa sử dụng hoặc còn thừa nên để vào ngăn mát tủ lạnh, khi sử dụng thì hâm nóng lại.
Ưu tiên thịt nạc, thịt tươi ngon để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Ưu tiên các loại thịt lành mạnh
Điều quan trọng nhất là bạn nên mua thịt ở cơ sở, siêu thị, cửa hàng uy tín, đảm bảo thịt tươi và được bảo quản đúng cách. Khi mua thịt, hãy chọn loại nạc nhất, thực tế cho thấy thịt càng có nhiều màu trắng thì càng chứa nhiều chất béo. Bạn có thể yêu cầu người bán lấy phần nạc, loại bỏ da, hạn chế các sản phẩm thịt trong bánh ngọt hoặc chế biến sẵn (xúc xích, pate, thịt hộp...).
Mặc dù thịt có thể cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng bạn chỉ nên bổ sung một lượng thịt vừa phải để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng. Kết hợp thịt với nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau để tăng cường chất xơ. Đồng thời, hãy đa dạng nguồn bổ sung protein với ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể phát triển hết tiềm năng.
- Tin liên quan: Top 10 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao ở tuổi 16 hiệu quả